Nếu có dịp đi du lịch Hà Giang hãy ghé Dinh thự vua Mèo vẫn gọi với cái tên quen thuộc Nhà Vương nằm trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang, cách huyện lỵ Đồng Văn chừng 24km.
Dinh thự Vua Mèo nằm ở vị trí đắc địa, trên một ngọn đồi tại thung lũng Sà Phìn, dinh họ Vương từng một thời là ngôi nhà quyền uy nhất của vùng Hà Giang rộng lớn, phía sau cánh cổng Trời Quản Bạ. Teo các bậc cao niên nơi đây Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Trung Quốc đi khảo sát khắp vùng để tìm đất xây dinh thự này. Khi đến thung lũng Sà Phìn, thầy địa lý đã chọn nơi đây bởi địa thế nổi lên như mai rùa, coi như là nơi thần kim quy dựng nghiệp. Dinh được thiết kế theo lối Kiến trúc vừa mang dáng dấp phương Bắc, vừa mang bản sắc cổ truyền của dân tộc H’mông, lại như một pháo đài Pháp. Dinh được xây dựng hoàn toàn do sức lực đồng bào người Mông và làm thủ công. Tất cả các vật liệu đá của dinh thự được chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi vận chuyển những tảng đá cách thôn Sà Phìn 7 km để xây nhà.
Dinh thự Vua Mèo nằm ở vị trí đắc địa, trên một ngọn đồi tại thung lũng Sà Phìn, dinh họ Vương từng một thời là ngôi nhà quyền uy nhất của vùng Hà Giang rộng lớn, phía sau cánh cổng Trời Quản Bạ. Teo các bậc cao niên nơi đây Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Trung Quốc đi khảo sát khắp vùng để tìm đất xây dinh thự này. Khi đến thung lũng Sà Phìn, thầy địa lý đã chọn nơi đây bởi địa thế nổi lên như mai rùa, coi như là nơi thần kim quy dựng nghiệp. Dinh được thiết kế theo lối Kiến trúc vừa mang dáng dấp phương Bắc, vừa mang bản sắc cổ truyền của dân tộc H’mông, lại như một pháo đài Pháp. Dinh được xây dựng hoàn toàn do sức lực đồng bào người Mông và làm thủ công. Tất cả các vật liệu đá của dinh thự được chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi vận chuyển những tảng đá cách thôn Sà Phìn 7 km để xây nhà.
Bao quanh khu dinh thự là một dải núi cao sừng sững, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm lấy toàn bộ ngôi nhà. Một địa thế phòng thủ rất tốt. Trước đây trong những năm Pháp bắt đầu xâm chiếm đất Đồng Văn, ở trên các đỉnh núi này, Cụ Đức cũng cho xây dựng lô cốt có lính canh bảo vệ, mục đích chính là để bảo vệ nhà của cụ. Rất may thời đó, người Pháp cũng chưa bao giờ xâm nhập tới đây mà chỉ mới chiếm khu Đồng Văn, Quản Bạ.
Khu dinh thự được xây dựng vững chắc với hai hàng cây sa mộc vươn cao khiến ngôi nhà mang hình chữ Vương độc đáo. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, hiếm có và rất đặc sắc nơi cao nguyên đá. Đoạn đường vào khu Dinh thự Vua Mèo dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn, vuông vức, bằng phẳng. Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm đến gần 1m, cao từ 2,5 đến 3m. Hàng sa mộc đứng uy nghiêm, sừng sững như những người lính gác bảo vệ sự an toàn cho vua. Toàn bộ dinh được dựng bằng đá xanh, gỗ thông, gỗ pơmu … đất nung được chạm trổ tinh xảo, cho tới nay mái ngói được phủ màu rêu xanh theo thời gian.
Khu dinh thự được xây dựng vững chắc với hai hàng cây sa mộc vươn cao khiến ngôi nhà mang hình chữ Vương độc đáo. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, hiếm có và rất đặc sắc nơi cao nguyên đá. Đoạn đường vào khu Dinh thự Vua Mèo dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn, vuông vức, bằng phẳng. Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm đến gần 1m, cao từ 2,5 đến 3m. Hàng sa mộc đứng uy nghiêm, sừng sững như những người lính gác bảo vệ sự an toàn cho vua. Toàn bộ dinh được dựng bằng đá xanh, gỗ thông, gỗ pơmu … đất nung được chạm trổ tinh xảo, cho tới nay mái ngói được phủ màu rêu xanh theo thời gian.
Toàn dinh thự có 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng gồm nhà khách, phòng làm việc, phòng ngủ cho các thành viên trong dòng họ, phòng ở của các gia nhân giúp việc và quân lính, nhà kho lương thực, kho vũ khí, đặc biệt có một kho riêng để chứa thuốc phiện, được bố trí hài hòa.
Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương. Toàn bộ gỗ của ngôi nhà trước đây đều được làm từ gỗ thông đá. Bên chính giữa khu Tiền và Trung có một sàn gỗ, chính là khu vực xét xử của cụ Đức. Thời bấy giờ là quan chi huyện, ngồi ở giữa sàn, có bàn ghế xử án còn kẻ phạm tội sẽ phải quỳ ở dưới sân. Khu Trung cung còn lưu giữ rất nhiều bức ảnh của gia tộc họ Vương, cũng là nơi thờ cúng tổ tiên. Cụ Vương Chính Đức từng có 3 bà vợ nhưng trong những bức ảnh chỉ có bà cả và bà ba, bà vợ hai không có mặt trong bức ảnh gia tộc họ Vương vì không sinh được con trai nên không được gia đình nhắc đến trong dòng họ.
Đặc điểm và lối kiến trúc của dinh thự gắn liền với những giai thoại của dòng họ Vương, theo truyền thuyết, ông Vương làm mọi người nể phục và thu phục sự chú ý, ông Vương sống rất người và rất đời thường. Của cải có được hơn người chính là do sự lao động và tính toán của ông Vương, kể cả sự buôn bán. Ông Vương không bao giờ bắt phu phen và chỉ dừng lại ở chỗ huy động mọi người để làm một cái gì đó cho gia đình và bản thân. Ngoài chuyện cơm nuôi hàng ngày thì ông Vương đều có một chế độ trả công cho từng người với các mức độ khác nhau, và ông là người rất giữ lời hứa, nên rất được mọi người tôn trọng trong thời bấy giờ.
Vương Chí Sình (1886 - 1962) được nhắc tới nhiều hơn, con thứ hai của Vương Chính Đức, là người con chính thức theo cách mạng. Ông từng tham gia Đại biểu Quốc Hội khóa I và II.
Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương. Toàn bộ gỗ của ngôi nhà trước đây đều được làm từ gỗ thông đá. Bên chính giữa khu Tiền và Trung có một sàn gỗ, chính là khu vực xét xử của cụ Đức. Thời bấy giờ là quan chi huyện, ngồi ở giữa sàn, có bàn ghế xử án còn kẻ phạm tội sẽ phải quỳ ở dưới sân. Khu Trung cung còn lưu giữ rất nhiều bức ảnh của gia tộc họ Vương, cũng là nơi thờ cúng tổ tiên. Cụ Vương Chính Đức từng có 3 bà vợ nhưng trong những bức ảnh chỉ có bà cả và bà ba, bà vợ hai không có mặt trong bức ảnh gia tộc họ Vương vì không sinh được con trai nên không được gia đình nhắc đến trong dòng họ.
Đặc điểm và lối kiến trúc của dinh thự gắn liền với những giai thoại của dòng họ Vương, theo truyền thuyết, ông Vương làm mọi người nể phục và thu phục sự chú ý, ông Vương sống rất người và rất đời thường. Của cải có được hơn người chính là do sự lao động và tính toán của ông Vương, kể cả sự buôn bán. Ông Vương không bao giờ bắt phu phen và chỉ dừng lại ở chỗ huy động mọi người để làm một cái gì đó cho gia đình và bản thân. Ngoài chuyện cơm nuôi hàng ngày thì ông Vương đều có một chế độ trả công cho từng người với các mức độ khác nhau, và ông là người rất giữ lời hứa, nên rất được mọi người tôn trọng trong thời bấy giờ.
Vương Chí Sình (1886 - 1962) được nhắc tới nhiều hơn, con thứ hai của Vương Chính Đức, là người con chính thức theo cách mạng. Ông từng tham gia Đại biểu Quốc Hội khóa I và II.
Cho đến bây giờ căn nhà có tuổi đời gần 100 năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm và ghi dấu một thời từng là ngôi nhà quyền uy nhất của Hà Giang rộng lớn, phía sau cánh cổng Trời Quản Bạ. Dinh họ Vương bắt đầu được chuyển thành điểm tham quan du lịch vào năm 1993, sau khi được bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Kể từ đó cho đến nay, ngôi nhà không dùng làm nơi ở nữa mà phục vụ cho du khách đến tham quan.
Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Hà Giang, đứng từ trên cung đường quốc lộ nhìn xuống, dinh họ Vương bề thế nguy nga nổi bật giữa thung lũng núi rừng bao phủ. Hiện nay đối với bất kì tour du lịch Hà Giang nào đều có Dinh thự Vua Mèo đây là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình, và nhiều điểm tham quan nổi bật như chợ phiên trước dinh thự và tiếp tục chinh phục Cột cờ Lũng Cú..
Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Hà Giang, đứng từ trên cung đường quốc lộ nhìn xuống, dinh họ Vương bề thế nguy nga nổi bật giữa thung lũng núi rừng bao phủ. Hiện nay đối với bất kì tour du lịch Hà Giang nào đều có Dinh thự Vua Mèo đây là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình, và nhiều điểm tham quan nổi bật như chợ phiên trước dinh thự và tiếp tục chinh phục Cột cờ Lũng Cú..
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận