Vị trí, lịch sử hình thành
Cây cầu Rainbow là điêm nối nối Tokyo với thàn phố cảng Odaiba. Nó được đánh giá là một trong những điểm đến lãng mạn và đẹp nhất của thành phố. Cây cầu được thiết kế hài hòa, hoàn hảo với không khí sầm uất, nhộn nhịp của thủ đô Tokyo và hoàn thành vào năm 1993, với chiều dài gần 800m và cao khoảng 126m. Đặc biệt, ban ngày cây cầu “thu” năng lượng mặt trời để thắp sáng vào ban đêm, hơn nữa, còn đổi màu theo mùa.
Cây cầu Rainbow
Với thiết kế cây cầu độc đáo và hiện đại, Nhật Bản đã chứng tỏ trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ mà không phải nước nào cũng làm được. Cầu được đèn năng lượng mặt trời 3 màu chiếu sáng từ các tháp treo cầu. Các màu đỏ, trắng và xanh lá kết hợp cùng ánh đèn màu xanh dương trên các trụ đỡ bên dưới cầu tạo nên những màu sắc rực rỡ giống như cầu vồng kỳ ảo, hơn nữa, được mặt nước của vịnh Tokyo phản chiếu, nó càng trở nên lung linh, thơ mộng.
Đường cao tốc bên trên nối bến phà Shibaura với khu Odaiba ở Minato. Đường cao tốc nằm ở tầng trên của cầu trong khi tầng dưới dành cho một tuyến tàu điện và các phương tiện giao thông thông thường khác, gồm xe hơi, xe tải và cả khách bộ hành.
Đường cao tốc bên trên nối bến phà Shibaura với khu Odaiba ở Minato. Đường cao tốc nằm ở tầng trên của cầu trong khi tầng dưới dành cho một tuyến tàu điện và các phương tiện giao thông thông thường khác, gồm xe hơi, xe tải và cả khách bộ hành.
Điểm đặc biệt của cây cầu
Cây cầu Rainbow là nơi lý tưởng để ngắm vịnh Tokyo xinh đẹp. Khách du lịch có thể dễ dàng ngắm Rainbow trong ánh sáng rực rỡ ban ngày, nhưng đẹp hơn cả vẫn là khi đêm xuống và những tòa cao ốc cùng cây cầu rực sáng trong màn đêm. Ngắm cầu từ mặt nước bằng tuyến "xe buýt trên sông" cũng là một tuyến tham quan đặc biệt. Hay ngắm cầu từ những khung cửa sổ rộng từ tàu điện khi tàu băng ngang cầu cũng là một góc ngắm cảnh thú vị khác. Điều đặc biệt ở cây cầu này đó chính là màu sắc và vẻ đẹp thay đổi theo mùa. Mỗi dịp đến với Odaiba và ngắm nhìn cây cầu đặc biệt này, du khách có thể cảm nhận và chiêm ngưỡng vẻ đẹp khác nhau liên tục thay đổi của cây cầu mang tên “cầu vồng” này.
Một phần của Cây cầu Rainbow
Đảo Odaiba cũng là nơi hội tụ rất nhiều địa danh nổi tiếng như tòa nhà truyền hình Fuji, Trung tâm Telecom, Bảo tàng Khoa học Biển và Trung tâm Triễn lãm Quốc tế Tokyo Big Site hay phiên bản tượng Nữ thần tự do của vương quốc hoa anh đào.
Những lưu ý khi tham quan cầu Rainbow
Cầu Rainbow bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ giữa buổi sáng, đóng cửa vào ban đêm, vào mùa đông, thường đóng cửa trước khi mặt trời lặn. Ngoài ra, cầu đóng cửa không hoạt động vào ngày thứ Hai và thứ Ba trong tháng, khoảng từ ngày 29-31/12 hàng năm hoặc cả khi thời tiết xấu.
Cầu Rainbow hoạt động dựa vào năng lượng mặt trời, vì vậy, càng những ngày thời tiết đẹp, có nắng, du khách càng có thể thưởng ngoạn những cảnh sắc lung linh huyền ảo mà cây cầu mang lại.
Cầu Rainbow hoạt động dựa vào năng lượng mặt trời, vì vậy, càng những ngày thời tiết đẹp, có nắng, du khách càng có thể thưởng ngoạn những cảnh sắc lung linh huyền ảo mà cây cầu mang lại.
Cách di chuyển khi đến đây
Cây cầu Rainbow và tượng nữ thần tự do
Từ thủ đô Tokyo, nếu muốn tham quan cầu, khách du lịch có thể đón tàu đến ga Shibaurafuto và từ đây chỉ cần đi bộ khoảng 10 phút là đến cầu. Ga Odaibakaihinkoen ở Odaiba cũng có một đường dẫn trực tiếp đến cầu. Hoặc cũng có thể di chuyển bằng xe bus, tàu điện ngầm hoặc đi ô tô riêng tới đây.
Nếu có cơ hội đi du lịch Nhật Bản, hãy ghé thăm cây cầu Rainbow rực rỡ, không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của cây cầu, mà còn có dịp được học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ của đất nước mặt trời mọc. Chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị trong hành trình tham quan Nhật Bản của bạn.
Nếu có cơ hội đi du lịch Nhật Bản, hãy ghé thăm cây cầu Rainbow rực rỡ, không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của cây cầu, mà còn có dịp được học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ của đất nước mặt trời mọc. Chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị trong hành trình tham quan Nhật Bản của bạn.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận