Phong tục truyền thống
Theo phong tục từ xa xưa, Giáng Sinh nước Nga được tổ chức trong 3 ngày là mùng 7, 8, 9 tháng 1. Trong ngày đầu tiên, những người vợ sẽ phải ở nhà, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị cho bàn ăn. Bàn ăn của người Nga trong dịp lễ Giáng Sinh luôn phải đầy đủ 12 món ăn. Trong đó, bắt buộc phải có món tráng miệng từ lúa mì hoặc đại mạch và nho khô. Những ông chồng sẽ đi thăm họ hàng, hàng xóm và người thân nói chung. Vào ngày thứ 2, các bà vợ sẽ được đi chơi và những ông chồng thì ở nhà.
Ngày lễ đặc biệt

Nếu bạn có dịp đi du lich Nga vào dịp lễ Giáng Sinh bạn sẽ được hòa mình vào trong không khí của lễ hội. Đây là ngày lễ lớn nhất trong 12 ngày này lễ lớn của đạo Kito. Từ lâu chính nền văn hóa thống Giáo và Công Giáo đều tổ chức đón lễ Giáng Sinh chung 1 ngày. Tuy nhiên, từ năm 1582, tại Châu  Âu xuất hiện lịch Grigori ( lịch mới ) và ở Nga vẫn sử dụng lịch Julian ( lịch cũ ). Chính vì thế, cho tới nay, đạo Chính thống phương Đông, gồm nước Nga và các nước Đông  Âu đón Giáng Sinh vào mùng 7 tháng 1. Nghĩa là muộn hơn 13 ngày so với Giáng Sinh của Công Giáo ( 25/12 ) tại Châu Mỹ, Úc,...
Trước đây, lễ Giáng Sinh nước Nga từng là ngày lễ chính trong mùa đông. Dịp lễ kỉ niệm này được chào đón trong không khí trang trọng hơn so với năm mới. Có rất nhiều truyền thống được gắn liến với ngày lễ này mà một số có thể kể tới như: Trước lễ Giáng Sinh nước Nga bắt buộc phải lau nhà. Hay tắm trong nhà tắm hơi Banya, trải khăn bàn sạch sẽ, mời những người cô đơn tới dự tiệc Giáng Sinh,... Bữa ăn Giáng Sinh trong đêm khuya sang ngày 7/1 là bữa ăn đầu tiên. Khi ấy, mọi người được thoải mái ăn bất kì món ăn nào sau nhiều ngày ăn chay.
Ngoài ra, ở một số nơi con có các mê tín gắn liền với ngày lễ. Một số có thể kể đến như khi ăn sáng sau đêm Giáng Sinh thì không được uống nước. Họ tin rằng, nếu uống nước vào buổi sáng Giáng Sinh thì sẽ bị khát nước liên tục. Hay nếu không muốn gặp nạn vào đêm Giáng Sinh thì không được uốn cong bất cứ thứ gì, không được dệt may,...
Trang phục đặc biệt
Điều bắt buộc trong ngày lễ Giáng Sinh nước Nga truyền thống là phải đổi áo vào đeo mặt nạ. Đeo mặt nạ động vật để không ai nhận ra mình. Sau đó, mọi người tổ chức nhảy trong nhà, trên đường phố, tham gia cùng nhau. Người dân Nga sẽ đi từ nhà này qua nhà khác, hát những bài ca ngợi ông, bà chủ và chúc họ mọi điều tốt lành. Đổi lại sẽ được khen thưởng bằng những món ăn hoặc tiền mặt.

Ẩm thực nước Nga dịp lễ Giáng Sinh
Đồ ăn trong bữa tiệc đêm Giáng Sinh nước Nga thường khác nhau theo từng vùng miền. Nhưng có một điểm chung theo truyền thống là phải có 12 món ăn. 12 món tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ của Chúa. Mỗi người có mặt tại bàn ăn phải ăn ít nhất mỗi món một thìa để có cuộc sống khỏe mạnh, thịnh vượng. Người Nga thường nướng những loại bánh quy, bánh gừng, bánh nướng,... để đãi những nhóm người tới hát mừng. Danh sách 12 món ăn đặc trưng là:
- Kutya. Đây là một món tráng miệng được làm từ ngũ cốc ( lúa mì,... ), nho khô, mật ong và hạt anh túc. Ngũ cốc tượng trưng cho hy vọng, mật ong: hạnh phúc, hạt cây: thái bình. Món Kutya được dùng trong cùng một chiếc đĩa, để tượng trưng cho sự đoàn kết hòa hợp.
- Pagach.
- Súp Zaprashka, (hành và bột mì), với nấm,
- Tỏi.
- Mật ong.
- Cá tuyết hoặc các loại cá khác nướng.
- Trái cây tươi hoặc khô.
- Hạnh quả.
- Thịt, cơm và đậu đen.
- Đậu Hàlan hoặc đậu lăng.
- Canh nấu với một ít khoai tây.
- Bobalki
- Đồ uống,...

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -