Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời, và phong tục tập quán của người dân nơi đây chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tôn giáo tín ngưỡng. Là một quốc gia đa tôn giáo, Nhật Bản có rất nhiều những ngôi đền, chùa lớn nhỏ. Nếu du lịch Nhật Bản và muốn ghé thăm các ngôi đền ở đây, bạn phải đặc biệt lưu ý đến “những điều cần biết khi tới thăm các ngôi đền ở Nhật”. 

Văn hóa tín ngưỡng của người Nhật:


Nhật Bản có rất nhiều ngôi đền nổi tiếng

Nhật Bản là một đất nước đa tôn giáo, chủ yếu là sự hiện diện của 3 tôn giáo sau: Đạo Shinto (Thần giáo), Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Ba tôn giáo này đã tồn tại từ rất lâu vả ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của người Nhật. 
  • Đạo Shinto là một tôn giáo rất độc đáo và lớn mạnh ở Nhật Bản. Trước đây, người Nhật tin rằng trên đất nước xinh đẹp có rất nhiều vị thần (có đến tám trăm vạn vị thần) làm nhiệm vụ cai quản, chăm sóc “thần dân” của mình.
  • Giáo lý của Thần đạo có một vài điểm khác với các tôn giáo khác, không nghiêm cấm hay ép buộc tín đồ làm gì, chỉ khuyên răn hướng đến sự “sạch sẽ”, trong sáng, tránh làm điều ác. Đối với tôn giáo này, sát sinh động vật cũng là điều không nên, chỉ giết chúng vì sự tồn tại của bạn, vì thế, trước bữa ăn, người Nhật thường nói “Itadakimasu!”, ý cảm ơn, tưởng nhớ và cầu nguyện những sinh vật đã chết để phục vụ cho bữa ăn của mình.  
  • So với Thần đạo và Phật giáo, lịch sử của Thiên Chúa giáo Nhật Bản tương đối trẻ. Năm 1549, nhà truyền giáo, linh mục Francisco de Xavier, dòng Tên, người Tây Ban Nha sang Nhật và lần đầu tiên giới thiệu tôn giáo này. Thời đó, cả triều đình và chính quyền Muromachi đều không có sức chi phối toàn quốc nữa, các sứ quân daimyo chia đất nước Nhật Bản thành nhiều khu vực và cai trị khu vực của mình. Những người truyền giáo Thiên Chúa giáo thời đó không chỉ giới thiệu Thiên Chúa giáo mà còn mang đến nhiều máy móc, kỹ thuật, ấn phẩm tiên tiến của phương Tây cũng như những điều mới lạ của các nước Đông Nam, Tây Nam Á. Vì vậy có một số sứ quân daimyo cho phép nhà truyền giáo hoạt động tại khu vực của mình để tranh thủ học hỏi kỹ thuật tiên tiến, giao dịch buôn bán…
Để phục vụ cho đời sống tôn giáo tín ngưỡng của mình, người Nhật xây dựng rất nhiều các ngôi đền, chùa lớn nhỏ khác nhau. Nếu có dịp đi tour du lịch Nhật Bản, bạn nhất định phải ghé thăm những công trình kiến trúc độc đáo này. Cùng điểm qua những ngôi đền nổi tiếng và những điều cần lưu ý khi viếng thăm những ngôi đền tại đây.

Một số ngôi đền nổi tiếng tại Nhật:

Đền Kiyomizu
Đền Kiyomizu

  • Đền Kiyomizu: tên chính thức là Otowa-san Kiyomizu-dera,là một ngôi chùa độc lập ở phía đông Kyoto -  Nhật Bản.Được xây dựng vào những năm 780 ở phía tây Tokyo,Đền Kiyomizu được làm từ nhiều loại gỗ quý hiếm và là niềm tự hào về kiến trúc của Nhật

  • Đền Seimei: Ngôi đền Seimei là một địa chỉ nổi tiếng về các phương pháp tiên tri, trong đó nổi bật là chiêm tinh qua việc quan sát sự vận động của các vì sao

Đền Kurama

  • Đền Kurama: Nằm cao trên một ngọn núi dày đặc cây cối rậm rạp, Kurama-dera là một trong số ít các ngôi chùa ở Nhật Bản vẫn giữ được một không khí tâm linh thực sự. 

  • Đền Kifune: Nằm kề bên Kurama là ngọn núi Kifune, nơi nổi tiếng chứa đựng nguồn nước tinh khiết nhất. Ngôi đền Kifune đã trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút những người mộ đạo muốn được thỉnh nước Thánh từ nhiều thế kỷ qua.

Đền Daijingu

  • Đền Daijingu: Đây là một ngôi đền nổi tiếng về cầu tình duyên hay may mắn ở Nhật

  • Đền Toshogu: Ngôi đền này vô cùng nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc trên gỗ, từ các nhân vật trong truyền thuyết, hoa lá, chim muông cho đến những hình mèo hay khỉ.

  • Đền Ryoanji: Đền Ryoanji được xây dựng bên một bờ hồ tuyệt đẹp, gần núi, nhiều cây cối tạo nên một tổng thể thiên nhiên đầy màu sắc giữa thành phố Kyoto. Đây vốn là nơi ở của một lãnh chúa, tuy nhiên sau khi vị này mất đi, nó đã biến thành một ngôi đền mang đậm chất Thiền giáo.

  • Đền Ninja: Đền Ninja được xây dựng vào thời kỳ Edo. Sở dĩ ngôi đền này có cái tên kì lạ như vậy là do lối kiến trúc thiết kế rắc rối, khó nắm bắt và có phần nguy hiểm của nó.

  • Đền Kinkakuji: Được xây dựng vào năm 1393, đền Kinkakuji được mệnh danh là Tây kinh của nước Nhật. Điểm độc đáo nhất về ngôi đền này chính là lớp mạ vàng quanh tường.

Đền Heian

  • Đền Heian: Kiến trúc của ngôi đền này xây dựng theo phong cách hoàng cung thời xưa, thế nhưng cách bố trí vườn thì theo lối hiện đại. Nét độc đáo này mà khiến Heian trở thành một trong những ngôi đền đẹp và nổi tiếng nhất ở Nhật

Những điều cầu lưu ý khi đến thăm đền:

Cúi chào trước khi bước qua cổng Torii:

Đây là một loại cổng truyền thống của xứ sở Phù Tang và thường xuất hiện trong những ngôi đền thờ của Đạo Shinto. Quy tắc là trước khi bước vào ngôi đền, du khách hãy dừng lại và cúi đầu chào tại cổng torri, rồi sau đó mới đến với con đường sando.

Súc miệng và rửa tay ở temizuya:

Người Nhật Bản quan niệm rằng, đền chùa là nơi vô cùng thiêng thánh, vì thế trước khi bước vào trong, du khách cần phải thật sạch sẽ. Những chậu đá đựng nước lớn temizuya ở bên đường Sando là để cho những người vào chùa súc miệng và rửa tay. Người Nhật còn cẩn thận soạn thảo một bảng hưỡng dẫn để du khách thực hiện theo đúng quy trình chuẩn.

Phải rửa tay và súc miệng trước khi bước vào chùa
Rửa tay và súc miệng trước khi vào đền

Ủng hộ tiền trước khi khấn vái:

Khi khấn vái tại các ngôi đền Nhật Bản, bạn cần phải ủng hộ tiền trước. Do không có bất kỳ một quy định nào về mức tiền ủng hộ mà tùy thuộc vào điều kiện và tâm của từng người, nên bạn có thể đóng góp từ 1 đến 10.000 yên tùy ý. Chú ý bạn nên bỏ tiền vào hộp một cách thật nhẹ nhàng lịch sự, tránh gây tiếng động. 
Đặc biệt, ở các ngôi đền thờ của Thần đạo, du khách phải khấn vái đúng kiểu. Bạn phải cúi hai lần, mặt hướng lên trên, đầu cúi thấp, lưng thẳng tạo thành một góc 90 độ. Khi vỗ tay, mu bàn tay phải phải thấp hơn mu bàn tay trái. Rồi thu tay và tiếp tục cầu khấn. Cuối chào thật thấp sau khi khấn xong.

 
u8ng-ho-tien
Ủng hộ tiền trước khi khấn vái

Viết một tấm thẻ cầu nguyện:

Nếu đến những ngôi đền chùa Nhật Bản, bạn nên viết một tấm thẻ cầu nguyện, ước muốn và treo lên những nơi quy định. 

Lấy một thẻ may mắn:

Không chỉ được viết những điều ước nguyện, du khách còn được rút thẻ may mắn. Có 2 trường hợp xảy ra, nếu bạn rút được thẻ viết những điều tốt lành, may mắn, thì hãy luôn mang nó bên mình; còn nếu rút được thẻ biết điều không tốt, hãy buộc chúng lại để xua đuổi điều xui xẻo.

Không đi bộ vào giữa đường sando:

Bạn nên đi về phía bên trái hoặc bên phải lúc bước vào đường sando. Người dân nơi đây quan niệm giữa đường là “seichuu” và lối đó chỉ dành riêng cho các vị thần. Ngoài ra, ở trong khuôn viên đền, bạn không nên nói quá to.

Rung chuông trước khi khấn vái:

Bạn cũng không nên đứng ở chính giữa khi bước vào đền chính. Trước khi khấn vái, bạn cúi chào một lần, nếu có chuông gần đó, bạn hãy rung chuông trước khi khấn vái. Đây là cách bạn thông báo với thần linh rằng bạn đã đến thăm chùa.
Rung chuông trước khi khấn vái
Rung chuông trước khi khấn vái

Cách khấn trong đền:

Nếu lần đầu đến đền tại Nhật Bản, bạn nên bắt đầu đọc tên mình, địa chỉ và những điều bạn mong muốn. Những lần khấn sau, bạn có thể rút gọn đi phần giới thiệu.

Cúi chào ở cổng Torii trước khi về:

Khi bước qua cổng Torii để ra về, bạn hãy quay lại và cúi chào lần nữa về phía đền. Bạn sẽ thể hiện sự tôn thờ đối với thần linh và sẽ mang lại thanh bình trong tâm hồn của bạn. 

Một số điều lưu ý khác:

  • Không phải ngôi đền nào cũng cho chụp hình, vì vậy nếu muốn chụp ảnh lưu niệm, du khách nên hỏi hướng dẫn viên khu vực nào được chụp, khu vực nào cấm chụp.
  • Không cười đùa, ồn ào khi vào khu vực chính điện, thờ phụng Thần linh
  • Nên ăn mặc lịch sự khi viếng thăm các ngôi đền tại Nhật Bản.
Hãy note lại những lưu ý để chuyến đi du lịch Nhật Bản thêm phần trọn vẹn. Đăng ký ngay cho mình một tour tham quan xứ sở Mặt trời mọc và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa tâm linh nơi đây. Du lịch quốc tế Đại Việt luôn đồng hành cùng Quý khách trong những chuyến đi đầy ý nghĩa.

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -