Nếu có dịp đến với du lịch Nga bạn hãy tản bộ qua những con phố cũ của St. Petersburg, chạm tay vào các bức tường rêu phong cổ kính và nhìn xuống các dòng nước của Neva và Fontanka trải qua bao thắng trầm của thời gian đến nay dòng sông vẫn trong xanh chảy qua những chiếc cầu của xứ Venice phương Bắc, và mỗi chiếc cầu là một minh chứng lịch sử, Truyền thuyết và Bí ẩn. Hãy lắng nghe những âm thanh tự nhiên vang vọng lại, hay trải nghiệm qua 342 chiếc cầu ở St. Petersburg - đó là những điều huyền thoại và chân thực trên đất nước Nga.
1/ Cầu Chúa Ba ngôi (Троицкий мост)
1/ Cầu Chúa Ba ngôi (Троицкий мост)
Cầu Chúa Ba ngôi có cùng ngày sinh với St. Petersburg, chiếc cầu trẻ hơn thành phố 200 tuổi. Cầu Chúa Ba Ngôi đã trở thành biểu hiện của liên minh thân thiện với Pháp, trong chuyến thăm của Nicholas II sang Pháp cầu Alexandre III trên sông Seine được đặt móng và gần một năm sau đến lượt Cầu Chúa Ba Ngôi làm lễ động thổ trong chuyến thăm Nga của Tổng thống Pháp Felix Faure. Lễ khánh thành của cây cầu được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 200 năm ngày thành lập St. Petersburg - ngày 27 Tháng Năm 1903. Hoàng đế Nicholas II là người đầu tiên bấm nút khởi động, và cây cầu được nâng lên lần đầu tiên trong lịch sử lâu dài.
Đứng trên cầu Troitsky, bạn có thể nhìn thấy bảy cây cầu khác của St. Petersburg: cầu Cung Điện bắc qua qua sông Neva Lớn, cầu Hermitage qua kênh đào Mùa đông, cầu Đúc trên sông Neva, cầu Giặt trên sông Fontanka, cầu Thánh Joanna qua eo biển Kronverksky, cầu Sở Giao dịch qua sông Neva Nhỏ, Thượng Thiên Nga qua kênh Thiên Nga.
2.Cầu Blagoveshchensky hay Cầu Trung úy Schmidt (Благовещенский мост)
Đứng trên cầu Troitsky, bạn có thể nhìn thấy bảy cây cầu khác của St. Petersburg: cầu Cung Điện bắc qua qua sông Neva Lớn, cầu Hermitage qua kênh đào Mùa đông, cầu Đúc trên sông Neva, cầu Giặt trên sông Fontanka, cầu Thánh Joanna qua eo biển Kronverksky, cầu Sở Giao dịch qua sông Neva Nhỏ, Thượng Thiên Nga qua kênh Thiên Nga.
2.Cầu Blagoveshchensky hay Cầu Trung úy Schmidt (Благовещенский мост)
Chiếc cầu nâng cổ xưa nhất của Petersburg là cầu Trung úy Schmidt hay Blagoveshchensky, cầu được khánh thành vào năm 1850. Có truyền thuyết gắn liền với chiếc cầu này xuất hiện khi nó đang được thi công.
Cây cầu Blagoveshchensky là nơi duy nhất trong thành phố được phép hút thuốc, vì vậy nó đã rất nổi tiếng, cho mỗi du khách khi có dịp đến nước Nga công tác hay đi du lịch đều ghé cây cầu này.
3.Cầu Nụ hôn (мост Поцелуев)
Cây cầu Blagoveshchensky là nơi duy nhất trong thành phố được phép hút thuốc, vì vậy nó đã rất nổi tiếng, cho mỗi du khách khi có dịp đến nước Nga công tác hay đi du lịch đều ghé cây cầu này.
3.Cầu Nụ hôn (мост Поцелуев)
Cây cầu có rất nhiều huyền thoại và sự lãng mạn nhất Petersburg. Tên gọi của nó dường như đã nói lên điều đó và ca sĩ Leonid Utesov không phải ngẫu nhiên mà đã hát: "tất cả mọi cây cầu đều tách rời nhau, nhưng cầu Nụ hôn, xin lỗi, không bao giờ nhé."
4.Cầu Anichkov (Аничков мост)
4.Cầu Anichkov (Аничков мост)
Cầu được gọi theo tên của viên trung tá kỹ sư Mikhail Anichkov, người chỉ huy xây dựng chiếc phà đầu tiên qua sông Fontanka dưới thời Peter Đại đế. Hồi đó, chiếc cầu thực ra là một chiếc phà gỗ đơn giản. Vào những năm 1830 nó được xây dựng lại bằng đá với một nhịp cầu nâng bằng gỗ và các tháp trên trụ cầu, dáng mạo đẹp và đường bệ như bây giờ của nó đã có từ những năm 1841-1842.
Trên các nền tháp cũ xuất hiện các bệ đá hoa cương với tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của P.K. Klodt. Các bức tượng "Người nài ngựa" được đặt ông làm để trang trí cho bờ sông Admiralty đã trở thành một trong những tấm danh thiếp của St. Petersburg.
Những bức tượng nổi tiếng này có hai lần bị chuyển đi - lần thứ nhất vào những năm thành phố bị phong tỏa, chúng được chôn dấu trong vườn của Cung điện Anichkov để tránh bom rơi đạn lạc và lần thứ hai - khi được trùng tu nhân kỷ niệm lần thứ 300 ngày thành lập St. Petersburg.
Trên các nền tháp cũ xuất hiện các bệ đá hoa cương với tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của P.K. Klodt. Các bức tượng "Người nài ngựa" được đặt ông làm để trang trí cho bờ sông Admiralty đã trở thành một trong những tấm danh thiếp của St. Petersburg.
Những bức tượng nổi tiếng này có hai lần bị chuyển đi - lần thứ nhất vào những năm thành phố bị phong tỏa, chúng được chôn dấu trong vườn của Cung điện Anichkov để tránh bom rơi đạn lạc và lần thứ hai - khi được trùng tu nhân kỷ niệm lần thứ 300 ngày thành lập St. Petersburg.
Từ trên cầu nếu bạn ngắm kỹ các bức tượng, bạn sẽ thấy những chú ngựa đi về quảng trường Khởi nghĩa không có móng, còn những con ngựa nhìn ra Admiralty thì có. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 18 trên đại lộ Đúc có nhiều lò rèn, do đó những con ngựa đi đến đó chân trần và trở lại khi đã được đóng móng.
Nhưng lại có truyền thuyết kể rằng khi thi công các tác phẩm điêu khắc của mình Klodt đã trả thù một vị quan chức vốn là kẻ thù cũ bằng cách tạc hình ảnh của ông ta vào bức tượng có khuôn mặt ở ngay dưới đuôi của con ngựa đang tung vó trước lên trời. Một truyền thuyết khác cho rằng bức tượng này mang dáng dấp của Napoleon.
Nhưng lại có truyền thuyết kể rằng khi thi công các tác phẩm điêu khắc của mình Klodt đã trả thù một vị quan chức vốn là kẻ thù cũ bằng cách tạc hình ảnh của ông ta vào bức tượng có khuôn mặt ở ngay dưới đuôi của con ngựa đang tung vó trước lên trời. Một truyền thuyết khác cho rằng bức tượng này mang dáng dấp của Napoleon.
Nguồn tin: Internet
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận