Hơn 20 tác phẩm tượng tròn bằng chất liệu đất sét, gỗ tạo tác từ đầu thế kỷ 19, trong đó hầu hết được đem từ kinh đô Huế vào. Sau hàng trăm năm lưu lạc vì thời cuộc, di vật của tiền nhân bị mất dần, số còn lại tiếp tục bị hủy hoại bởi bàn tay hậu bối.

Chuyện ở Sắc tứ Chương tự

Bên bờ sông Mỹ Thiện, thuộc ấp Mỹ Hưng, xã Thiện Trí, H.Cái Bè (Tiền Giang) có một ngôi chùa vừa mới xây dựng rất khang trang theo lối kiến trúc thời thượng của các ngôi chùa được trùng tu gần đây. Bên ngoài trông vào, ít ai nghĩ đây là một tổ đình có gốc tích từ một ngôi chùa nổi tiếng của đất Gia Định xưa: Sắc tứ Kim Chương tự.

Tượng Phật Di đà có niên đại xưa
Tượng Phật Di đà có niên đại xưa

Theo , chùa Kim Chương do thiền sư Đạt Bản (người Quy Nhơn) vào khai sơn năm Ất Hợi (1755) tại phường Tân Lộc, tổng Bình Trị, huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn (đến đời Tự Đức đổi thôn Tân Triêm, tổng Bình Trị Trung, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định). Là một danh thắng của vùng đất mới nên chùa được Thế Tông Nguyễn Phúc Khoát đã ban cho một tấm biển hiệu Sắc tứ Kim Chương tự.

Khi nổi dậy, chúa Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần và vương tộc chạy vào Nam lánh nạn. Lý Tài phản , tìm được Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương và mượn chùa Kim Chương làm cung điện tôn phù. Do đó, chùa Kim Chương được chúa Nguyễn sắc tứ lần thứ hai, nhưng đổi hiệu là Sắc tứ Phổ Quang tự. Khoảng năm 1776, bắt được Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần và Mục vương Nguyễn Phúc Dương. Hai vị chúa này bị giải về Gia Định. Trớ trêu thay, cũng mượn chùa Kim Cương làm pháp trường kết thúc cuộc đời hai vị chúa này.

Mấy mươi năm sau, khi cuộc nội chiến -Tây Sơn kết thúc, đất nước trở lại thanh bình, chùa Kim Chương vẫn là một danh lam nổi tiếng như trong Gia Định phú khen ngợi:

“Kho Cẩm Thảo chứa thuế vua, mạch nước sữa dân ai dám phá Chùa Kim Chương làm tôi Phật, tương mặn sãi trường trai”.

Năm Quý Dậu, niên hiệu thứ 12 (1813), Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (tức bà Tống Thị Lan (1761-1814), vợ cả vua ) xuất cúng 10.000 quan tiền và đề nghị vua lệnh cho Thần võ Tướng quân Trần Nhân Trung đem lính thợ trùng tu tái thiết Sắc tứ Kim Chương tự. Việc làm này dường như chứa đựng ý nghĩa hoài niệm, nhớ lại thời bà cùng chúa Nguyễn bôn tẩu trước sự truy đuổi của nhà Tây Sơn.

Gia Định Thành thông chí mô tả Sắc tứ Kim Chương tự lúc bấy giờ quy mô đồ sộ: “Trước sau đại hùng bảo điện có đông tây đường, sơn môn, phương trượng, nhà chứa kinh sách, hương viện và nhà ăn chạm trổ, sơn son thếp vàng, trang nghiêm đẹp đẽ. Việc xây dựng hoàn tất, ngôi chùa tiếp tục được vua Gia Long ban cho biển hiệu “Sắc tứ” và đổi tên là Thiên Trường tự”.

Di vật của Cao Hoàng hậu

Năm 1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định, chiếm nhiều chùa chiền đền miếu, lập “phòng tuyến chùa ” (lignes des pagodes) để chống lại các cuộc tấn công của quân ta. Theo quyển Ký sự lịch sử về và các vùng phụ cận của Trương Vĩnh Ký xuất bản năm 1885 thì quân viễn chinh Pháp chiếm chùa Kim Chương làm Sở Nuôi ngựa (tức khu vực chùa Lâm Tế, đường Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM ngày nay).

Trong cơn binh lửa, tăng chúng chùa Kim Chương đã dỡ toàn bộ ngôi chùa rồi dùng thuyền bè theo đường chuyển về vùng Thiện Trí (Cái Bè, Tiền Giang) và sau đó đổi hiệu là Hội Thọ tự, với ý nghĩa là một ngôi chùa có nhiều cao tăng trường thọ. Theo nhiều người lớn tuổi ở địa phương, trước năm 1945, chùa Hội Thọ được làm bằng gỗ, mái ngói, nền lót gạch tàu, đặc biệt khu vực đại hùng bảo điện vách ván, vừa kín đáo vừa trang nghiêm. Bên ngoài là hành lang rộng rãi, sát hiên có một hàng song kiên cố, khi đóng cửa chỉ lắp song vào ngạch nên rất thoáng mát.

Vào năm 1946, Yết ma Quảng Tục và chư tăng chùa Hội Thọ hưởng ứng lệnh tiêu kháng chiến, đề phòng quân Pháp trở lại tái chiếm, sử dụng chùa làm đồn bốt. Trước khi đốt chùa, các vị đã vào lạy Phật rồi di chuyển toàn bộ tượng thờ, tự khí và pháp khí ra khỏi chùa, rồi dựng tạm một cái am tranh gìn giữ. Tuy nhiên trong lúc vội vã, các loại biển hiệu, hoành phi câu đối… bị bỏ lại, một số văn bản thiền phổ, giới đao điệp của chùa đem chôn giấu, trong đó quý nhất là bản sắc tứ ngự bút của chúa Nguyễn Phúc Khoát ban tặng hồi khai sơn Kim Chương tự. Mấy năm sau, tình hình trở lại yên ổn nhưng nơi chôn giấu không còn ai nhớ và di vật tiền nhân vĩnh viễn bị chôn vùi trong lòng đất.

Mặc dù di chuyển xa hàng trăm cây số và trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, nhưng chùa Hội Thọ còn giữ được bộ tượng gỗ tạc vào đầu thế kỷ 19 của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu hiến cúng, gồm các tượng Địa tạng, Chuẩn Đề, Thái tử giáng sinh, Già Lam, Đạt Ma, Ngọc đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thập điện Minh vương, Phán quan… Đặc biệt, có một pho tượng Phật Di đà bằng đất sét, bên ngoài phủ sơn màu. Đây là bức tượng được tạo hình theo lối dân gian khá đặc biệt: Nụ cười của Phật tương tự như nụ cười của một bà lão miền quê phúc hậu. Theo các nhà nghiên cứu, pho tượng này có thể được tạo tác từ thời khai sơn chùa Kim Chương, tức vào khoảng năm 1755, là di tượng có giá trị lịch sử mỹ thuật thuộc loại quý hiếm cần được bảo tồn.

Tượng Phật Di đà có niên đại xưa
Bộ tượng gỗ Thập điện Minh vương, di vật còn sót lại của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu
– ẢNH: H.P

Thượng tọa trụ trì Thích Lệ Ngộ cho biết, sau năm 1975, người dân địa phương đã cất lại chùa trên nền cũ, đem những bức tượng còn lại vào thờ, nhưng vì không có sư trụ trì nên nhiều bộ tượng, nhất là tượng đồng đã bị mất cắp. Trong khoảng thời gian này, một số tượng của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu hiến cúng cũng bị mất trộm.

Riêng pho tượng Phật Di đà bằng đất sét bị gãy, nên sư phải nhờ người ở TP.HCM xuống sửa lại, nhưng do không am hiểu về mỹ thuật lại thiếu kiểm tra nên họ đã dùng thạch cao và sơn tây trét tô lòe loẹt làm pho tượng không còn nguyên bản như cũ.

Hoàng Phương – Ngọc Phan

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -