1.Trần Thái Tông (1225 – 1258), tên huý là Trần Cảnh, con trai thứ của Trần Thừa. Về quản lý hành chính, ông chia nước Đại Việt ra làm 12 lộ. Mỗi lộ đặt quan cai trị là An phủ sứ. Về học vấn, năm Nhâm Thìn (1232) mở khoa thi Thái Học Sinh (thi Tiến Sĩ). Đến năm 1247 đặt Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Khoa thi này có Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn và là người viết sử đầu tiên ở nước ta.

Về đối ngoại. Do quân nước Chiêm Thành thường sang cướp phá nước ta nên năm Nhâm Tư (1252) vua Trần Thái Tông ngự giá đi đánh, bắt được vương phi nước Chiêm Thành tên là Bố Gia La và nhiều quân dân nước ấy. Còn với nước Mông Cổ, sau hàng loạt chiến thắng khắp nơi trên , tướng Mông Cổ là Hốt Tất Liệt sai sứ sang dụ vua Trần đầu hàng. Vua Trần không ngần ngại ra lệnh tống giam sứ giả của quân xâm lược và gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258) mãi mãi là niềm tự hào của ta, cổ vũ mạnh mẽ cả thừa thắng xông lên, đập tan những cuộc xâm lược mới của quân thù với quy mô ngày càng to lớn và ác liệt hơn.

Trần Thái Tông ở ngôi được 33 năm, nhường ngôi 19 năm thì mất, thọ 60 tuổi (1218 – 1277).

2. Trần Thánh Tông (1258 – 1278), tên huý là Trần Hoảng, con trưởng của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái hậu Lư thị. Ông là vị vua nhân từ độ lượng, hết lòng chăm lo việc nước.

– Đối nội: vua khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang điền trang thái ấp bằng cách chiêu tập những người nghèo đói lưu lạc, giúp họ an cư lập nghiệp. Việc học hành cũng được nhà vua khuyến khích bằng cách mở khoa thi để lựa chọn nhân tài mà trọng dụng.

– Đối ngoại: lúc này nhà Nguyên đã thôn tính xong toàn bộ của nhà Tống và đang chuẩn bị thôn tính Đại Việt. Chúng sai sứ sang phong vương cho vua Trần Thánh Tông và bắt nước ta cứ ba năm một lần cống nạp. Vua Trần đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự và nền độc lập cho Tổ quốc. Mặt khác, nhà vua rất quan tâm đến việc tập luyện quân sĩ, tích trữ lương thực, vũ khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược lần hai.

Trần Thánh Tông ở ngôi được 21 năm, nhường ngôi được 13(hay 3 năm) năm thì mất, thọ 51 tuổi (1240 – 1290).

3. Trần Nhân Tông (1278 – 1293), tên huư là Trần Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và bà Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Ông là vị vua hoà nhã, quyết đoán, hết lòng vì dân vì nước. Trong thời gian Nhân Tông ở ngôi, nước Đại Việt đã trải qua nhiều thử thách, có nhiều giặc giã. Và nền văn học cũng rất hưng thịnh, tiêu biểu như bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, thơ của Trần Quang Khải và Phạm Ngũ Lão. Đặc biệt, có quan Hình bộ Thượng thư Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ nôm thơ phú. Nguyễn Thuyên quê ở Thanh Lâm, tỉnh , có tiếng tài làm thơ như ông Hàn Dũ bên nước Tuỳ Quốc ngày xưa, bởi vậy vua cho đổi họ là Hàn (Hàn Thuyên). Về sau, người Việt theo lối ấy mà làm thơ, gọi là thơ Hàn luật.

Về đối ngoại, lúc bấy giờ sứ nhà Nguyên hay sang hạch sách. Nhờ có Thượng hoàng Trần Thánh Tông trông coi mọi việc và các quan trong triều đình nhiều người có tài trí, vua Trần Nhân Tông lại thông minh, quyết đoán, người trong nước thì từ vua tới dân đều thống nhất một lòng. Cho nên từ năm 1285 đến năm 1288, hai lần quân Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta đều bị đánh bại.

Sau 14 năm ở ngôi vua, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, làm Thượng hoàng 5 năm rồi đi tu, trở thành thuỷ tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Năm 1308, Trần Nhân Tông qua đời tại am Ngoạ Vân núi Yên Tử (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), thọ 51 tuổi (1258 – 1308).

4. Trần Anh Tông (1293 – 1314), tên huư là Trần Thuyên, con trưởng của vua Trần Nhân Tông và bà Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng thái hậu. Do khéo biết kế thừa sự nghiệp của tổ tiên cho nên thời cuộc được , chính trị được tốt đẹp, chế độ ngày càng thịnh vượng. Đồng thời, trong triều đình có nhiều người hết lòng giúp việc nước như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão. Việc học hành mở mang rộng rãi, nên chọn được nhiều người tài giúp việc triều đình như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn.

Về đối ngoại, sau khi dẹp được quân Nguyên Mông, phía bắc được yên, nhưng ở phía tây nam, quân Ai Lao (Lào) thường sang quấy nhiễu mạn Thanh Hoá, . Vua Trần Anh Tông sai tướng quân Phạm Ngũ Lão đi đánh ba, bốn lần cho nên phía Thanh – Nghệ mới được yên. Đối với nước Chăm Pa, năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa là Chế Mân. Chế Mân dâng lại châu Ô và châu Lư. Vua Trần đổi là Thuận Châu và Thuận Hoá.

Trần Anh Tông ở ngôi được 21 năm, nhường ngôi được 6 năm, thọ 45 tuổi (1276 – 1320).

5. Trần Minh Tông (1314 – 1329), tên huý là Trần Mạnh, con thứ tư của vua Trần Anh Tông và bà Chiêu Hiến Hoàng Thái hậu Trần thị (con gái của Bảo nghĩa đại vương Trần Bình Trọng). Ông biết trọng dụng nhân tài nên có nhiều hiền thần dưới trướng như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài. Việc chính trị trong nước, năm ất Mão (1315) lập lệ cấm người trong họ không được đi thưa kiện nhau, năm Bính Thìn (1316) duyệt định văn vơ quan cấp, năm (1323) mở khoa thi Thái Học Sinh.

Năm Mậu Ngọ (1318), quân nước Chăm Pa thường sang quấy nhiễu, vua Trần Minh Tông sai Huệ Vơ Vương Trần Quốc Chẩn và tướng quân Phạm Ngũ Lão đem binh đi đánh, vua Chăm Pa là Chế Mân phải bỏ thành mà chạy.

Trần Minh Tông ở ngôi 15 năm, nhường ngôi 28 năm thì mất, thọ 58 tuổi (1300 – 1357).

6. Trần Hiến Tông (1329 – 1341), tên huư là Trần Vượng, con thứ của vua Trần Minh Tông và bà Minh Từ Hoàng Thái phi Lê thị. Ông lên ngôi vua khi mới 10 tuổi và chỉ làm vua lấy vì, còn tất cả quyền binh đều ở trong tay Thượng hoàng Trần Minh Tông. ở trong nước, tại vùng Đà Giang (vùng ngày nay) có Mường Ngưu Hống làm loạn, Thượng hoàng phải thân chinh đi đánh. Quân giặc tuy thua nhưng không trừ hết được, mãi đến năm Đinh Sửu (1337), tướng nhà Trần là Hưng Hiếu, được đầu lĩnh là Mường Ngưu Hống thì loạn ấy mới được yên.

Về đối ngoại, giặc Ai Lao (Lào) thường xuyên sang đánh phá nước ta, lần nào Thượng hoàng cũng phải thân chinh đi đánh.

Trần Hiến Tông ở ngôi 12 năm, mất năm 23 tuổi (1319 – 1341).

7. Trần Dụ Tông (1341 – 1369). Do vua Trần Hiến Tông không có con, Thượng hoàng Trần Minh Tông lập người em của Trần Hiến Tông là Trần Hạo lên làm vua, tức vua Trần Dụ Tông. Ông là con thứ 10 của Trần Minh Tông và bà Hiến Từ Hoàng hậu.

Trong thời gian đầu Trần Dụ Tông làm vua, do mọi quyền binh đều do Thượng hoàng Trần Minh Tông quyết đoán cả nên chính sự được tốt đẹp. Sau khi Thượng hoàng mất, các hiền thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng mất, bọn gian thần kéo bè kéo đảng. Trần Dụ Tông thì rượu chè, chơi bời quá độ khiến cho triều chính đổ nát, giặc giã nổi nên nhưong, nhân dân cực khổ trăm bề. Cơnghiệp nhà Trần bắt đầu suy sụp từ đây.

Về đối ngoại: Do nhà Minh vừa mới thành lập, còn lo sửa sang việc nước, chưa dòm ngó đến Đại Việt. Trái lại, Chiêm Thành thấy nhà Trần suy yếu nên đã mấy lần cho quân đánh phá thành Thăng Long, khiến vua, tôi nhà Trần nhiều phen khốn đốn.

Trần Dụ Tông ở ngôi 28 năm, mất năm 34 tuổi (1336 – 1369).

8. Trần Nghệ Tông (1370 – 1372), tên huư là Trần Phủ, con thứ ba của vua Trần Minh Tông và bà thứ phi họ Lê. Ông là vị vua nhu nhược, việc gì cũng để cho người ngoại thích là Lê Quư Ly quyết đoán cả. Lê Quư Ly có hai người cô lấy vua Trần Minh Tông. Một người sinh ra vua Trần nghệ Tông, một người sinh ra Trần Kính (sau là vua Trần Duệ Tông). Vì thế, Lê Qúy Ly được vua Trần Nghệ Tông tin dùng lắm, phong cho làm khu mật viện đại sứ, sau gia phong làm Trung Tuyên quốc Thượng hầu.

Làm vua được 3 năm, đến năm Nhâm Tư (1372), Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính, rồi lui về phủ Thiên Trường làm Thượng hoàng được 22 năm thì mất, thọ 74 tuổi (1321 – 1394).

9. Trần Duệ Tông (1372 – 1377), tên húy là Trần Kính, con thứ 11 của Trần Minh Tông và bà Đôn Từ Hoàng Thái phi. Duệ Tông lên ngôi, nhưng quyền bính vẫn ở trong tay Thượng hoàng Trần Nghệ Tông. ở trong nước, năm Giáp Dần (1374) mở khoa thi Tiến sĩ (trước là thi Thái Học Sinh, giờ đổi là thi Tiến Sĩ). Về ngoại giao, năm Bính Thìn (1376), quân nước Chiêm Thành lại sang quấy phá ở Hoá Châu, vua Trần Duệ Tông thân chinh đi đánh nhưng bị tử trận và thua to.

Trần Duệ Tông ở ngôi 5 năm, thọ 41 tuổi (1337 – 1377).

10. Trần Phế Đế (1377 – 1388). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông được tin vua Trần Duệ Tông chết ở mặt trận phương Nam, bèn lập con trưởng của Duệ Tông là Hiền lên nối ngôi, tức là vua Trần Phế Đế.

Trần Phế Đế là vị vua u mê, nhu nhược, không làm được việc gì, uy quyền ngày càng về tay Lê Qúy Ly. Trong nước bấy giờ dân tình đói khổ, thuế má ngày càng nặng. ở ngoài bờ cơi thì quân Chiêm Thành vào phá phách; nhà Minh thường cho sứ đi lại sách nhiễu thường xuyên. Năm Giáp Tư (1384), Minh Thành Tổ đòi ta phải cống cây quý, phải nộp lương thực, chủ ý là để xem tình thế nước Đại Việt ra sao.

Trần Phế Đế ở ngôi 11 năm, năm 28 tuổi thì mất (1361 – 1388).

11. Trần Thuận Tông (1388 – 1398), tên huư là Trần Ngung, con út của Trần Nghệ Tông. Tuy ở ngôi vua nhưng mọi quyền bính trong triều đình đều do Lê Quý Ly sắp đặt. Bên ngoài thì nhân dân nổi lên làm loạn. Về ngoại giao, quân Chiêm Thành vẫn sang cướp phá. Quân ta dưới sự chỉ huy của Trần Khắc Chân đã đánh bại quân Chiêm Thành, giết được vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga.

Trần Thuận Tông ở ngôi được 10 năm, mất năm 21 tuổi (1379 – 1399).

12. Trần Thiếu Đế (1398 – 1400). Lê Quư Ly bắt Trần Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thái tử án. Thái tử bấy giờ mới có 3 tuổi, tức là Trần Thiếu Đế. Lê Quý Ly tự xưng làm Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, rồi sai người giết Trần Thuận Tông.

Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Lê Quư Ly bắt Trần Thiếu Đế nhường ngôi cho mình.

Nhà Trần, kể từ Trần Thái Tông (1225 – 1258) đến Trần Thiếu Đế (1398 – 1400) là 12 đời vua, trị vì được 175 năm.

Dân tộc ta rất đáng tự hào dưới thời Trần, có những vị vua anh minh, sáng suốt và rất anh hùng. Việc đối nội trong nước thì canh cải được nhiều, chính trị, luật lệ đều chỉnh đốn lại, học hành thi cử mở mang rộng rãi. Về đối ngoại thì triều đình đã lãnh đạo quân dân Đại Việt ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất bấy giờ, giữ được giang sơn. Đồng thời còn mở mang bờ cơi vào phía Nam, thật là có công lớn với nước Đại Việt. Song cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy vong từ đời vua

Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông. Dụ Tông thì hoang chơi vô độ, bỏ bê chính sự, làm loạn kỷ cương phép nước, làm cho dân nghèo nước yếu. Nghệ Tông thì nhu nhược, không biết dùng hiền thần, chỉ nghe bọn nịnh thần, dẫn đến cơ nghiệp nhà Trần sụp đổ.

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -