Trong phiên họp chiều 5/12 của Ủy ban Di sản Unesco diễn ra tại Baku, Azecbaijan, Đờn ca tài tử vừa chính thức được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đờn ca tài tử, di sản văn hóa phi vật thể, UNESCO
Đờn ca tài tử gắn bó mật thiết với người dân Nam Bộ

Tin từ Baku nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 8 Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, vào lúc 12h47 (15h47 giờ ) ngày 5/12/2013, Nghệ thuật Đờn Ca Tài tử – và hát ở Nam Bộ, Việt Nam đã được ghi danh vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể đại diện của Nhân loại năm 2013

Tại phiên họp diễn ra từ 2/12-8/12, nhiều vấn đề về di sản được bàn bạc, thảo luận trong đó có việc xem xét hồ sơ Đờn ca tài tử của Việt Nam. Việc Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại sau phiên bảo vệ chiều 5/12 của Việt Nam là một tin vui đối với những người yêu mến nghệ thuật này.

Theo quy định của UNESCO, mỗi quốc gia trong một năm chỉ được gửi 1 hồ sơ đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Theo kế hoạch ban đầu, hồ sơ Đờn ca tài tử Việt Nam dự định đăng ký vào danh sách xét duyệt năm 2011. Tuy nhiên, do ưu tiên hồ sơ về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” nên hồ sơ về Đờn ca tài tử phải lùi lại.

Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu của GS. Trần Văn Khê, GS. Trần Quang Hải (con trai GS. Trần Văn Khê), nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (96 tuổi), nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên (giảng viên âm nhạc tại Đại học Quốc gia Úc) và nhạc sĩ Huỳnh Văn Khải (trưởng khoa Âm nhạc , Nhạc viện TP. HCM)… đã và đang đóng góp rất nhiều cho Đờn ca tài tử.

Theo đó, Nghệ thuật Đờn ca tài tử đã đáp ứng được các tiêu chí như: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục chính thức và không chính thức tại khắp 21 tỉnh phía Nam; liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa với các dân tộc khác nhau, thể hiện sự hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc…

Việc Đờn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh cho thấy thế giới đánh giá cao loại hình âm nhạc này của Việt Nam, đồng thời chứng tỏ sức sống của văn hoá Việt Nam trong dòng chảy hội nhập vào văn hoá thế giới.

Sau lễ vinh danh, UNESCO hy vọng Việt Nam sẽ có các biện pháp bảo vệ nhằm hỗ trợ trao truyền và giảng dạy về Di sản văn hóa phi vật thể này trong chương trình giáo dục chính thức.

Tháng 8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Âm nhạc Việt Nam và 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam và Trung bộ tiến hành công tác kiểm kê lập hồ sơ “Đờn ca tài tử Nam bộ, Việt Nam” trình UNESCO xem xét công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm 2012 Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định đưa Đờn ca tài tử vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đờn ca tài tử hình thành vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở Nam Bộ. Các nhạc sĩ, nhạc quan của theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống ca vào vùng Nam Bộ. Trên đường đi, các nhạc sĩ dừng chân ở Quảng Bình, , , từ đó tiếng đờn cùng với giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng.

Khi vào đến thì tiếng đờn đã thay đổi. Một số bài bản tuy cùng tên nhưng nét nhạc đã khác xa so với ban đầu. Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại khiến cho các bài bản không y khuôn bản gốc. Người đàn, người ca cũng không muốn giữ nguyên như thầy đã dạy mà luôn có đôi nét thêm thắt, thay đổi, tô điểm, khiến những bài bản đậm đà thấm thía hơn.

 T.Lê

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -