Nằm ẩn mình giữa bạt ngàn cà phê, cao su xanh tốt, làng Kon Klốc, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà là một trong những làng dân tộc thiểu số Xơ đăng với đời sống kinh tế xã hội phát triển nhất của tỉnh Kon Tum. Không những thế, Kon Klốc còn là làng đứng đầu với danh sách 5 nghệ nhân vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Hàng năm cứ vào sáng sớm mùng 2 Tết, 120 hộ dân làng Kon Klốc, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum lại tập trung đông đủ ở Nhà rông của làng để cùng đón Tết. Trong sự kiện này được người dân làng Kon Klốc duy trì từ nhiều năm và đến nay bà con nơi đây gọi là Ngày Tết Đại đoàn kết.
Sau phần Lễ tổ chức trang trọng có lời phát biểu của già làng, thôn trưởng về kết quả làm ăn của năm cũ, mục tiêu phấn đấu trong năm mới, dân làng bước vào phần Hội với không khí vui tươi, phấn khởi. Tại làng Kon Klốc là đàn ông đều biết đánh cồng chiêng và phụ nữ ai cũng biết múa những điệu xoang truyền thống của người Xơ đăng.
Hàng năm cứ vào sáng sớm mùng 2 Tết, 120 hộ dân làng Kon Klốc, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum lại tập trung đông đủ ở Nhà rông của làng để cùng đón Tết. Trong sự kiện này được người dân làng Kon Klốc duy trì từ nhiều năm và đến nay bà con nơi đây gọi là Ngày Tết Đại đoàn kết.
Sau phần Lễ tổ chức trang trọng có lời phát biểu của già làng, thôn trưởng về kết quả làm ăn của năm cũ, mục tiêu phấn đấu trong năm mới, dân làng bước vào phần Hội với không khí vui tươi, phấn khởi. Tại làng Kon Klốc là đàn ông đều biết đánh cồng chiêng và phụ nữ ai cũng biết múa những điệu xoang truyền thống của người Xơ đăng.
Nơi đây ngoài các lễ hội được tổ chức trong năm, những ngày Tết là dịp để bà con Xơ đăng ở làng Kon Klốc được vui chơi, ăn uống và hòa mình trong bầu không khí đậm chất văn hóa truyền thống của dân bản.
Nếu có dịp đi du lịch Tây Nguyên - Kon Tum đi từ đầu làng đến cuối làng đều tràn ngập với âm thanh của núi rừng. Vì làng Kon Klốc có tới 5 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Với các loại nhạc cụ truyền thống như: Tơ rưng, tinh ning, klông pút… đều do các nghệ nhân làm rồi truyền dạy cho con cháu cách sử dụng. Không chỉ những người già như các nghệ nhân mà nhiều người trẻ cũng đã được công nhận là nghệ nhân dân gian ở Kon Tum.
Nếu có dịp đi du lịch Tây Nguyên - Kon Tum đi từ đầu làng đến cuối làng đều tràn ngập với âm thanh của núi rừng. Vì làng Kon Klốc có tới 5 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Với các loại nhạc cụ truyền thống như: Tơ rưng, tinh ning, klông pút… đều do các nghệ nhân làm rồi truyền dạy cho con cháu cách sử dụng. Không chỉ những người già như các nghệ nhân mà nhiều người trẻ cũng đã được công nhận là nghệ nhân dân gian ở Kon Tum.
Hiện nay nhiều lớp trẻ cũng không ngừng cố gắng để phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Nhờ bảo tồn, phát huy được nhiều lễ thức, âm nhạc truyền thống ngay trong cuộc sống thường ngày, làng Kon Klốc giờ là địa chỉ được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn là điểm dừng chân khi đến Kon Tum.
Ngoài công việc chính là sản xuất nông nghiệp, người làng Kon Klốc còn dành thời gian cho việc chế tác nhạc cụ dân tộc, dệt vải, đan lát để vừa thỏa mãn đam mê vừa có thêm thu nhập. Đội cồng chiêng, đội múa xoang của làng liên tục trình diễn trong các hoạt động địa phương rồi đi cả trong Nam, ngoài Bắc tham gia những sự kiện ở tầm quốc gia và quốc tế.
Ngoài công việc chính là sản xuất nông nghiệp, người làng Kon Klốc còn dành thời gian cho việc chế tác nhạc cụ dân tộc, dệt vải, đan lát để vừa thỏa mãn đam mê vừa có thêm thu nhập. Đội cồng chiêng, đội múa xoang của làng liên tục trình diễn trong các hoạt động địa phương rồi đi cả trong Nam, ngoài Bắc tham gia những sự kiện ở tầm quốc gia và quốc tế.
Cùng với sự giao hòa của đất trời mùa Xuân, người Xơ đăng ở làng Kon Klốc, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum luôn mừng năm mới bằng các điệu xoang và âm thanh cồng chiêng rộn rã tươi vui. Vừa mang lại không khí vui nhộn trong dịp đầu xuân năm mới mà cũng là dịp để bảo tồn, và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ngay trong cuộc sống thường ngày là cách mà các thế hệ người dân ở làng Kon Klốc đang thực hiện, để nối dài tiếng cồng chiêng, nối dài những mùa Xuân của dân tộc, mùa Xuân giữa đại ngàn.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận