Không khí chuẩn bị đón thời xưa đã để lại những ấn tượng khó quên với bất kỳ đứa trẻ nào trải qua giai đoạn chiến tranh khó khăn của đất nước.

Tôi vẫn nhớ gần nửa thế kỷ trước, khoảng từ 26 Tết, tại ngôi nhà của gia đình tôi ở 65A Hai Bà Trưng (), cả nhà chuẩn bị trang hoàng nào là quét mạng nhện, quét lại vôi ve tường, lau nhà, sau đó kê lại đồ đạc và chuẩn bị cho cuộc gói , có năm còn giăng cả hoa dây gấp bằng giấy mua ở Hàng Mã chăng lên hai phòng lớn.

Không khí chuẩn bị Tết thời xưa đã để lại những ấn tượng khó quên với bất kỳ đứa trẻ nào trải qua giai đoạn chiến tranh, đổi mới của đất nước. Có thể nói những ngày chuẩn bị mua sắm cho ngày Tết mới đúng là Tết. Từ chuyện đi xếp hàng mua gói hàng Tết gồm một hộp mứt mà cả năm mới nhìn thấy, hai ba bao thuốc lá Tam Đảo, hơn nữa là thuốc lá hay Thủ Đô, một bánh pháo, rồi những thứ khác trong túi hàng như mì chính, hạt tiêu bắc…

Khung cảnh xếp hàng mậu dịch ở Hà Nội những năm 1960 – 1970 khi mua bán túi đồ Tết.

Trên đường phố ngày ấy là râm ran tiếng pháo trẻ con đốt sớm. Ngày xưa, những năm của thập niên 1960 – 1970, cả khổ lắm vì chiến tranh. Hà Nội ít người, đường phố không có biển hiệu quảng cáo. Tối đến, đèn giao thông giữa đường vàng vọt. Bốn, năm giờ sáng trời mùa đông nằm trong chăn ấm nghe tiếng nghiến đường ray của bánh tàu điện khi chạy cua đường vòng ở đầu chợ Cửa Nam, cùng với tiếng leng keng cho tôi một cảm giác khó tả,Ai nấy đều phải đi xếp hàng mua lá rong, đậu xanh mậu dịch bán theo tiêu chuẩn bìa phiếu, thịt lợn, bột mì để làm bánh… Đủ thứ phải xếp hàng nhưng thì phấn chấn, háo hức chuẩn bị mà chỉ Tết mới có những thứ đó, mới được ăn miếng thịt gà, miến măng, bánh chưng…

Buổi tối, có những hàng bán nước chè, dăm ba thanh niên hoặc có ông lão kéo xe ba gác vào hút thuốc lào sòng sọc. Cạnh ngọn đèn dầu leo lét có ống bơ sữa bò đựng những que đóm. Tất cả ngồi thu lu, rì rầm trò chuyện ở một góc phố với mấy điếu thuốc lá quấn. Khuya khuya lại có ông tẩm quất mù, dờ dẫm cầm gậy gõ cành cạch dò đường, miệng rao “Qu…ất…”.

Trong những ngày giáp Tết, mới sáng sớm nhà tôi đã có các bà chị dậy đãi đỗ rồi rửa lá, đến trưa gói bánh, chiều luộc bánh. Mọi người trong gia đình ngồi xung quanh sum vầy trò chuyện, kể lể về một năm đã qua.

Nồi luộc khi ấy là cái thùng phuy quanh năm đựng gạo mốc mậu dịch bán theo tiêu chuẩn, chỉ có dịp Tết mới đem ra làm bánh chưng. Buổi tối cả nhà, đôi khi có cả người quen ở khu phố, quây quần bên nồi để giữa sân sau nhà, chờ bánh bắt đầu sôi.

Hình ảnh một ngôi nhà Hà Nội trong thập niên 1970

Thật buồn khi nhớ về ký ức của cái thời cuộc sống bình dị, đơn giản nhưng đầy cảm xúc. Cha tôi thường chuẩn bị ban thờ, lau chùi sắp đặt đâu ra đấy với vẻ mặt thành kính trước tổ tiên ông bà rồi kể chuyện ngày xưa. Sau đó xong xuôi, ông thường rủ anh em tôi: “ ơi, đi chợ hoa với Thày”.“Bập bùng bếp lửa thức trong trong
Bánh chưng lục bục mùi lá dong
Gà gáy le te nghe xa vắng
Buồn nhớ vu vơ ở trong lòng”

Tôi và người anh sinh đôi đi cùng ông, lượn quanh phố Hàng Lược, lòng thấy vui vui khi nhìn ngắm người mua kẻ bán tấp nập. Hoa đào, quất thật đẹp cùng với những tà áo, mái tóc dài của thiếu nữ Hà Nội đẹp tự nhiên bình dị mà không kém thướt tha. Bác Vũ Trí Đức từng có câu thơ này khi tả trạng thái đi chợ hoa ngày Tết:

“… Tết này tôi lại đến chợ hoa
Mùi hoa thơm ngát lẫn mùi da
Chơi đến chợ hoa tôi mặc cả
Hoa hoét năm nay hạ giá mà…”

Bây giờ khi đã 60 tuổi, tôi mới thấy mình cũng bị ảnh hưởng thú chơi đồ cổ của cha từ những lần đi chợ hoa Tết với ông. Khi ấy, ông cứ đứng ngắm nghía tần ngần nhìn những đồ cổ mà chỉ có dịp Tết những người chơi đồ cổ mới bày bán, xếp trên vỉa hè. Đó là những lọ hoa vẽ hình cô tiên, như trên thiên đình hay một thần tiên chỉ có trong tranh vẽ. Chợ đồ cổ ngày ấy còn có những ông tượng Phật, ông Quan Công và nhiều đồ khác.

Tất cả những thứ đó tạo ra bản sắc cổ xưa trong những ngày Tết mà bây giờ đã thành ấn tượng không thể quên. Ngày ấy lúc chờ ông đứng xem đủ thứ nhất là đồ cổ, tôi và người anh sinh đôi thấy sốt ruột quá vì không phù hợp với trẻ con nhưng âu cũng là một kỷ niệm nhớ đến bây giờ.

Mẹ tôi hồi ấy thoắt cái, quên gì lại chạy ra đầu chợ Cửa Nam mua thứ gì đó, tiện thể mua một bó hoa thập cẩm. Trong bó hoa có cúc, thược dược, dơn, hoa bướm, đặc biệt có hai ba cành violet mà nó tạo nên đúng nghĩa bó hoa ngày Tết chứ không phải ngày thường. Sắc hoa làm cho tôi có cảm giác lâng lâng mơ màng những ngày xuân để đến khi hết Tết cứ tiếc sao không Tết mãi, lại thấy hơi buồn.

Vào phút chuyển giao thiêng liêng của lúc 12 giờ, tiếng pháo lạch tạch đùng, nổ cả một trời, mùi diêm sinh rạo rực cho tôi một cảm giác mơ hồ lâng lâng về một năm mới tràn trề hy vọng, một mùa xuân hạnh phúc của loài người, đất trời lúc đó hình như cũng bừng lên.

Những gói mứt Tết được bày bán ở tiệm tạp hóa năm xưa.

Mỗi độ xuân về, những kỷ niệm về Tết năm xưa đầy ắp không thể tả xiết:Tết ngày xưa khi đi chơi đến nhà ai hoặc gặp ai trên đường thì mọi người đều hân hoan nở nụ cười, chúc phúc cho nhau rất chân thành, lịch sự. Có lần khách đến nhà chúc xong ra về, trẻ con chúng tôi bốc bánh mứt kẹo bày để tiếp khách ăn, mẹ lại bảo: “Ăn thế thôi còn để tiếp khách”.

“Hôm nay lạnh gió heo may
Mưa bay lất phất giăng đầy trước sân
Bên hiên mãi đứng tần ngần
Ngắm trời, ngắm đất, ngẫm xuân lại về
Lòng buồn man mác tái tê
Nhớ xuân ngày cũ nhớ quê năm nào
Bên bờ giếng có cây đào
Hoa xoan trắng rụng lao xao hàng dừa
Tết xưa gì đã xa xưa
Nhớ hoài năm cũ mỗi mùa xuân sang
Bàn thờ thắp mấy nén nhang
Hồn bay theo khói lang thang quê nghèo”

Mai Như Bình

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -