Những năm tháng chiến tranh, học trò mang theo cáng tre, túi cứu thương, mũ rơm đi học, còn thầy cô đan mũ cho các em, đưa xuống hầm trú ẩn khi có ném bom.
|
Thời chiến, học trò đến trường, trên đầu là bom rơi đạn nổ. Ngoài sách vở thì mũ rơm, túi tre và cáng cứu thương là những vật dụng không thể thiếu trong hành trang của học trò. |
|
Lớp học thời chiến được tổ chức ở sân kho, sân đình và cả hầm trú ẩn. |
|
Ngoài dạy chữ, thầy giáo còn dạy học trò đan mũ rơm. Những năm kháng chiến, phong trào “mũ rơm đi học” lan khắp miền Bắc. |
|
Cô giáo đưa học trò mẫu giáo xuống hầm trú ẩn. |
|
Cô giáo dẫn học trò ra khỏi lớp sau khi tan trường. |
|
Những cô giáo nuôi dạy trẻ ở Đông Anh (Hà Nội) chăm sóc học sinh mầm non ngay cạnh hầm trú ẩn. |
|
Giữa mưa bom bão đạn, lòng ham học của trò và tình yêu sư phạm của người thầy giúp lớp học luôn được duy trì. |
|
Tiếng đàn vẫn cất lên giữa nơi sơ tán, nhiều tài năng âm nhạc đã trưởng thành giữa vô vàn khó khăn. |
|
Giữa tháng năm khói lửa, cậu bé Trần Đăng Khoa vừa đi học vừa làm thơ “Ao trường vẫn nở hoa sen/ Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu”. |
|
Đôi chân thần kỳ của cậu bé Nguyễn Ngọc Ký. Ngày nay ở tuổi 67, là người thầy về hưu, Nguyễn Ngọc Ký vẫn viết sách bằng chân, tự lo những sinh hoạt thường ngày và trở thành nhà tư vấn tâm lý. |
|
Một tiết học thực hành với các dụng cụ đơn sơ. |
|
Giảng viên Học viện Âm nhạc năm 1975. |
|
Voi được trực tiếp mang vào lớp để học sinh quan sát, thực hành tiết Sinh vật. |
Hoàng Phương
Ảnh: TTXVN – Nihon Denpa News – Vũ Quang Huy
Bình luận