Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa
Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi, (danh pháp hai phần: Annona squamosa), là một loài thuộcchi Na (Annona) có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi nhưng người ta cho rằng nó là cây bản địa của vùng Caribe.
Chợ Đồng Bành những ngày này tấp nập cảnh mua bán mỗi sáng. Hàng nghìn người trồng na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc… mang quả thu hoạch được tập trung về đây, tạo nên một khu chợ na kéo dài hơn 1 km bên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Chi Lăng.
Người bán na tại chợ Đồng Bành đa phần là phụ nữ. Mỗi người thường gánh theo hai thúng nặng khoảng 40kg, bán trong buổi sáng. Giá na loại thường dao động khoảng 20.000-30.000 đồng mỗi kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, khoảng 40.000-50.000 đồng.
Chị Son (35 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) cho biết năm nay vườn na nhà chị được ít quả hơn năm ngoái, những bù lại quả to đẹp nên dễ bán.
Na Đồng Bành thơm, ngọt đậm và ít có vị chua vì được trồng trên núi đá. Người dân cho biết, năng suất mùa này thấp hơn năm trước. Nhưng do vùng trồng mở rộng nên sản lượng vẫn tăng cao, khiến giá rẻ hơn.
Quả na mà bà Nguyễn Thị Tị, 58 tuổi đang giới thiệu ở chợ Đồng Bành được gọi là na đầu, bán với giá rất cao, khoảng 70.000-80.000 đồng mỗi kg, dù vị ngon không khác biệt nhiều so với những quả na khác.
Để hái được na, người dân phải mất hàng giờ leo núi đá. Thời gian này đang là mùa mưa khiến cho việc thu hoạch càng thêm vất vả. Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở thị trấn Chi Lăng lên nương, chị Hà Thị Hiên, 36 tuổi, bắt tay vào hái na cho đến khi đầy hai sọt (khoảng 40kg) mang về nhà trước khi trời tối.
Việc gánh na xuống núi còn khó khăn hơn nhiều. Chị Đỗ Thị Nuôi (41 tuổi, ở thôn Minh Hõa, Chi Lăng) cố giữ thăng bằng, lần từng nước trên lối mòn dọc theo dốc đá dựng đứng. Gần một tháng nay, ngày nào chị Nuôi cũng hai lần lên núi hái na để mang ra chợ bán. Trong năm, chị cũng phải vào núi chăm na, thường xuyên tới mức thuộc từng hốc đá trên lối mòn.
Na tại chợ Đồng Bành được lái buôn từ khắp các tỉnh miền Bắc về tận nơi thu mua từ từng người bán rồi mang ra điểm tập kết đóng hàng chuyển đi.
Bà Nguyễn Thị Nhị (60 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) đã lên Đồng Bành từ rất sớm để chọn mua được na đẹp mang về bán ở chợ gần nhà. “Na Đồng Bành nổi tiếng thơm ngon nên mang về bán chạy. Cứ hai ngày tôi lại lên đây lấy hàng mới về bán”, bác Nhị cho biết.
Na Đồng Bành được đóng vào các thùng xốp có lót lá xanh, giấy báo cẩn thận, rồi được chất lên xe tải để chuyển đi các tỉnh khắp miền Bắc. Quả na sau khi hái chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm, nên không thể mang đi các tỉnh quá xa.
Phút nghỉ ngơi của anh Vi Văn Hải (44 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) sau một buổi sáng mệt nhoài với na. Anh dậy từ 4h sáng lên nương na trên núi hái tổng cộng 1,8 tạ quả mang xuống chợ bán. “Cũng may là bán hết nhanh, nên vất vả chút vẫn vui”, anh Hải chia sẻ.
Hái na trên núi đá Đồng Bành
Na Lạng Sơn vào vụ thu hoạch cũng là lúc người dân Đồng Bành (Chi Lăng) phải lên núi thu hoạch. Đều đặn ngày hai lần vào lúc sáng sớm và đầu buổi chiều, từng nhóm người quang gánh trên vai băng qua những lối mòn dẫn tới chân núi đá.
Phần lớn na Lạng Sơn được trồng trên núi. Những nương na xanh ngắt xen giữa núi đá trùng điệp giăng khắp vùng Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc – nơi được ví là “vương quốc na” của vùng sơn cước Đồng Đăng.
Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở thị trấn Chi Lăng lên nương na trên núi, chị Hà Thị Hiên (36 tuổi) nhanh chóng bắt tay vào việc. Giỏ nhựa trên tay, chị len lỏi qua những cây na trồng trên hốc đá lởm chởm.
Trên những cành na trĩu quả, chị Hiên tìm những trái đã mở mắt sáng trắng rồi dùng kìm cắt cuống. Lách mũi kìm giữa cành và quả, chị cố cắt cả lá. Trái na có thêm một vài lá xanh trông sẽ tươi và đẹp mắt hơn.
Vừa cắt, chị Hiên vừa nhận na từ người hái trên những mỏm đá cao hơn. Quả na tuy vẫn cứng, chắc nhưng được các chị cẩn thận chuyền tay nhau và xếp vào giỏ.
Cành na tương đối dẻo, có thể vít xuống để cắt quả mà không lo bị gãy, nhưng cũng có nhiều quả nằm trên cành cao khiến chị Hiên gặp khó…
Chị Hiên và các “đồng nghiệp” lặp lại công việc trong hàng giờ đồng hồ và chỉ dừng lại khi mỗi người đã thu hoạch đầy hai sọt na và mặt trời xế bóng.
Lên núi hái na đã cực nhọc, việc gánh na xuống núi còn khó khăn hơn. Không có đường đi, người dân phải lần theo các lối mòn trên hốc đá để xuống núi. Gánh hai sọt na nặng hơn 40 kg, chị Đỗ Thị Nuôi (41 tuổi, ở thôn Minh Hóa, Chi Lăng) cố giữ thăng bằng, lần từng bước trên những hốc đá trơn trượt.
Hơn một km dốc đá đã qua, chị Nuôi tựa tay vào mỏm đá để dừng nghỉ lấy hơi, nhưng vẫn phải gánh na trên vai vì không thể tìm được chỗ nào bằng phẳng để xuống. Sau ít phút nghỉ lấy hơi, chị lại tiếp tục lần từng bước trên quãng đường hơn một km còn lại khi trời đã bắt đầu sẩm tối.
May mắn hơn chị Nuôi, một số gia đình nhờ địa hình thuận lợi đã tự chế cáp treo để chuyển na từ trên núi xuống.
Quý Đoàn
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
CÓ THỂ BẠN THÍCH
-
Nếu hoa đào, bánh chưng được xem là sứ giả mùa xuân miền Bắc thì phương Nam đón Tết với…
-
Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch…
-
Sấu dầm, sấu ngâm gừng hay ô mai sấu không chỉ khiến người đi xa nhung nhớ mà còn gợi…
-
Bánh giá là đặc sản của Tiền Giang. Nó có mặt ở nhiều vùng nhưng ngon nhất là ở chợ…
-
Bát mắm tép chưng thơm ngon, ăn kèm thịt luộc cùng bún lá thái khúc. Mắm tép là loại thực…
-
Chỉ cần một khoanh tré thêm chai rượu Bầu Đá trứ danh, vậy là buổi ăn nhậu đã xôm tụ…
Bình luận