Quy tắc tấn phong hoàng hậu của nhà Thanh vốn rất chặt chẽ, nhưng vì đã vào thời điểm triều đại phong kiến sắp thoái trào nên hôn lễ của Hoàng hậu Uyển Dung và Hoàng đế Phổ Nghi đơn giản hơn và để lại nhiều tiếc nuối.

Hoàng đế và Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc

Hoàng đế và Hoàng hậu cuối cùng của . Ảnh: Baidu

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12/1922 vào cung đến khi bà cùng Hoàng đế Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường tống ra khỏi cung vào tháng 11/1924, chỉ sống ở Tử Cấm Thành vẻn vẹn có hai năm.

Uyển Dung kết hôn vào ngày 1/12/1922, lúc này cả bà và Phổ Nghi đều chỉ mới 17 tuổi. Lễ kết hôn của Hoàng đế nhà Thanh được gọi là Đại hôn lễ. Tuy lúc này nhà Thanh đã bị lật đổ 11 năm, nhưng do những ưu đãi dành cho hoàng thất, Phổ Nghi vẫn giữ tôn danh Hoàng đế, và tiếp tục ở lại Tử Cấm Thành. Trong đám cưới lần này, ngoài Hoàng hậu Uyển Dung còn có Thục phi Văn Tú cũng được đón vào cung.

Quá trình lựa chọn Hoàng hậu rất khó khăn. Theo quy định của nhà Thanh, Hoàng hậu phải là dòng dõi vua chúa nhà Mãn, do đó rất nhiều “ứng cử viên” không phải là người Mãn đều bị tế nhị từ chối. Trên bàn của hoàng thúc của vua Phổ Nghi được cho là để đầy các ảnh các cô gái trẻ, nhiều đến có thể đóng thành quyển.

Trong hàng loạt các cô gái muôn vàn màu sắc ấy, sau khi kén chọn qua nhiều vòng, cuối cùng cũng chọn ra được 4 “ứng cử viên” cho vị trị Hoàng hậu. Sau khi cân nhắc lần nữa, họ đã chọn ra được hai người xứng đáng nhất là Uyển Dung và Văn Tú.

Hoàng hậu chỉ có một, nên chọn Uyển Dung hay chọn Văn Tú? Trong cung mọi người tranh cãi quyết liệt, nhất là các Thái phi, ai cũng muốn nhà vua lấy người mình lựa chọn để củng cổ thế lực của mình trong cung. Cứ tranh cãi nhau mãi không ai chịu ai, cuối cùng đành để cho vua Phổ Nghi ra “phán quyết cuối cùng”.

Phổ Nghi sau khi xem ảnh của Uyển Dung và Văn Tú, đã chọn Uyển Dung làm Hoàng hậu còn Văn Tú làm Thục phi. Trong dân gian lan truyền tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua chức hoàng hậu cho con gái.

Lễ nghi đám cưới Hoàng hậu được tiến hành theo lệ cũ của nhà Thanh, gồm bốn lễ: Lễ Nạp thái, lễ Đại chinh, lễ Sách lập và Đại lễ. Lễ Nạp thái có ý nghĩa như lễ đính hôn, được tiến hành vào ngày 21/10/1922, vua Phổ Nghi sai sứ thần dẫn theo một ngàn người và hơn 100 kiệu lễ vật đến nhà Uyển Dung ở ngõ Ngoại Mạo, khu Địa An Môn, , dâng lễ.

Trong hai tháng tiếp theo lần lượt cử hành lễ Đại chinh và lễ Sách lập. Lễ Đại chinh là lễ thông báo cho nhà gái ngày cưới chính thức, còn lễ Sách lập là ngày chính thức phong danh vị Hoàng hậu.

Hôn lễ của Hoàng hậu Uyển Dung có một điều đáng tiếc. Đó là theo thông lệ của nhà Thanh, cho dù nhà Hoàng hậu ở phía nào của kinh thành thì đoàn lễ rước Hoàng hậu cũng phải đi qua Đại Thanh Môn, rồi từ cửa chính của Tử Cấm Thành là Ngọ Môn tiến vào cung. Đại Thanh Môn lúc bình thường chỉ có Hoàng thái hậu và Hoàng đế có thể ra vào tự do, còn những người khác đều không được đi qua đây, đến Hoàng hậu cũng chỉ có ngày Đại hôn mới được đi qua một lần duy nhất trong đời.

Vậy mà Uyển Dung không được hưởng vinh dự này, bà vào cung không đi qua cổng Đại Thanh Môn, mà cũng không qua Ngọ Môn. Bà được rước vào từ cổng Đông Hoa Môn vào cung. Có thể thấy, Hoàng hậu vào thời đại triều đình suy yếu này vẫn khác với Hoàng hậu thực sự của nhà Đại Thanh.

Lúc này vua Phổ Nghi thực ra đã là nhà vua thoái vị, tuy được cho phép ở lại trong cung, nhưng cổng Càn Thanh và phía nam của nó đã thuộc quyền cai quản của chính phủ Bắc Dương, do vậy cũng không thể cầu kỳ được như trước nữa.

Các vua đời trước của nhà Thanh đã lập 24 hoàng hậu, Uyển Dung là hoàng hậu thứ 25 của nhà Thanh và cũng là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc.

Tên tiếng Anh của Hoàng hậu là Elizabeth

Hoang-hau-dap-xe-Ha-My-baidu-5344-138079

Hoàng hậu Uyển Dung đạp xe trong Tử Cấm Thành. Ảnh: Baidu

Uyển Dung lớn lên trong thời kỳ dân quốc, từ nhỏ chịu ảnh hưởng của người bố làm kinh doanh, và giáo dục phương Tây. Trong Tử Cấm Thành, Uyển Dung và Phổ Nghi thường xuyên cùng nhau đạp xe và đánh bóng. Uyển Dung còn cầm tay Phổ Nghi dạy cách ăn đồ Tây. Phổ Nghi và Uyển Dung, Văn Tú, những chủ nhân của triều đình nhỏ, còn chụp rất nhiều ảnh ở trong cung, lưu lại những hình ảnh của họ.

Trong hồ sơ của Phổ Nghi còn có rất nhiều mẩu tin nhắn tiếng Anh Uyển Dung viết gửi cho Phổ Nghi. Hai người họ ngày nào cũng gặp nhau mà còn truyền tin nhắn cho nhau, chứng tỏ tình cảm hai người rất thắm thiết. Để học tiếng Anh, Uyển Dung còn mời hai cô giáo người Mỹ vào cung dạy bà học. Văn Tú cũng học tiếng Anh, chỉ có điều bà không mời cô giáo Mỹ mà mời cô giáo Trung Quốc đến dạy.

Hồi đó, Uyển Dung còn có tên tiếng Anh là Elizabeth, còn tên tiếng Anh của Phổ Nghi là Henry. Trào lưu Âu hóa đã xâm nhập vào cuộc sống của triều đình cuối cùng của Trung Quốc.

Ngày 5/11/1924, quân đội của Phùng Ngọc Tường tiến vào Tử Cấm Thành, ép Phổ Nghi chấp nhận “điều kiện ưu đãi” đã sửa đổi và bắt ông rời khỏi cung ngay trong ngày.

Mọi người trong cung náo loạn, Phổ Nghi hai tay chống cằm, không nói năng gì, còn Văn Tú bất lực nói: “Chuyển đi cũng tốt, đỡ phải ở đây lo sợ ngày đêm!”, chỉ có thái độ của Uyển Dung là rất cương quyết, bà hét lên: “Dù sao thì tôi cũng quyết tâm rồi, hôm nay không chuyển, không thể chuyển được”.

Nhưng cho dù có muốn chuyển hay không, chiều hôm đó, Hoàng đế Phổ Nghi vẫn phải đem theo Uyển Dung và gia quyến rời khỏi Tử Cẩm Thành. Vị vua cuối cùng của Trung Quốc Phổ Nghi cùng Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc đã vĩnh viễn rời khỏi Tử Cẩm Thành một cách bất đắc dĩ như vậy.

Hà My (Theo Xinhua)

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -