Kiến trúc của Bình Nhưỡng một trăm năm trước mang đậm nét phương Đông; cuộc sống của người dân diễn ra bình dị, đàn ông câu cá và xẻ gỗ, phụ nữ dệt vải, các bé gái tết tóc đuôi sam.
|
Thế giới thường nghĩ đến Bình Nhưỡng, Triều Tiên, là một địa danh bí ẩn và cô lập. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ 20, sau khi triều đại Chosun sụp đổ năm 1910 và trước khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt năm 1945 thì Bình Nhưỡng là một thành phố mở cửa và phát triển.Kho tư liệu bang California, Mỹ lưu lại hình ảnh thành phố này dưới tên gọi Heijo của thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Trong ảnh là cồng Taedong (Đại Đồng Môn), nằm bên bờ sông Taedong, cổng thành phía đông của Bình Nhưỡng. |
|
Dù không được chào đón tại đây, trong thời kỳ này, Nhật Bản cũng giúp đem lại những thanh đổi nhanh chóng, trong đó có việc công nghiệp hóa và nâng cấp hệ thống giao thông. Trong ảnh là một ngày lao động bình thường của những người dân ở Bình Nhưỡng. |
|
Một tấm bưu thiếp có in tiếng Anh và tiếng Nhật, chụp lại lầu Chongryu, nằm trên vách đá Chongryu bên sông Taedong. Những kiến trúc cổ đặc trưng châu Á xuất hiện nhiều trong các bức ảnh thời xưa, đối lập với phong cách vuông vắn và đồ sộ kiểu Liên Xô trong các công trình thời nay của Bình Nhưỡng. |
|
Một người đàn ông câu được con cá giữa lòng sông đóng băng. Món canh từ cá câu được ở sông Taedong là món ăn phổ biến ở Bình Nhưỡng và câu cá từ sông băng trong mùa đông lạnh giá vẫn còn phổ biến ở đây.. |
|
Người đàn ông cưỡi con lừa và đội chiếc mũ truyền thống của Triều Tiên có tên gọi là “gat”. Mũ này thường được làm từ lông ngựa và tre, có nguồn gốc từ thời phong kiến Choson và được đội để phân biệt đẳng cấp. |
|
Một góc phố ở Bình Nhưỡng. Dân số thời này ở đây là khoảng 200.000 người và bắt đầu công nghiệp hóa. Cho đến sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bình Nhưỡng mới được xây dựng lại thành phố theo như ngày nay chúng ta được thấy. |
|
Một người phụ nữ bên khung cửi. Cho đến tận bây giờ, kinh tế Triều Tiên vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dệt và là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đất nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của nước này bị hạn chế bởi những lệnh trừng phạt và cấm vận của cộng đồng quốc tế. |
|
Các em bé ở Bình Nhưỡng. |
|
Một bữa cơm truyền thống của người Triều Tiên gồm cơm trắng và cá nhỏ. |
|
Người dân tụ tập tại cổng thành Chilsong, được đặt tên theo sao Bắc Đẩu vì cổng này hướng về phía bắc. Vào đầu thế kỷ 20, thành phố cổ được san bằng để nhường chỗ cho đường ôtô điện, nhưng nhiều cổng thành vẫn được giữ lại. Cổng Chilsong ngày nay vẫn còn hiện diện ở Công viên Đồi Moran ở Bình Nhưỡng. Những phát đạn đầu tiên của cuộc chiến giữa Hồng quân Liên Xô và phát xít Nhật tại đây được cho là được bắn đi từ chính cổng thành này. |
|
Một người đàn ông ở Bình Nhưỡng trong trang phục truyền thống. |
|
Những nông dân ngồi nghỉ trên cánh đồng. Nông nghiệp của Triều Tiên thời đó được dùng để cung ứng cho Nhật Bản. Ngày nay, diện tích trồng trọt ở nước này chỉ còn 25% tổng diện tích đất và nền nông nghiệp không mấy phát triển. |
|
Các bé gái Triều Tiên chơi đùa trước cửa trường học. Đầu thế kỷ 20, các nhà truyền giáo phương tây mở cửa trường học dành cho các em gái, thay đổi so với chế độ phong kiến trước đó. |
|
Hai cậu bé chơi đùa ở sân trường. Hệ thống giáo dục Nhật Bản được áp dụng ở đây trong thời gian chiếm đóng. Ngôn ngữ Triều Tiên bị cấm dùng trong trường học và người dân được yêu cầu phải dùng tên tiếng Nhật. |
|
Những người bán hàng rong trên đường phố. |
|
Hai người đàn ông ngồi trên “hòn đá neo” trên cánh đồng ở Bình Nhưỡng. Theo văn hóa dân gian Triều Tiên thì Bình Nhưỡng là một con thuyền bơi trên dòng sông Taedong và Potong, do đó, hai hòn đá kể trên có tác dụng neo đậu thành phố, không cho nó trôi đi. Một số người khác cho rằng đó là cột buồm của “một thành phố đảo trôi nổi”. |
|
Phong cảnh thiên nhiên ở Bình Nhưỡng. Khoảng 80% diện tích Triều Tiên được bao phủ bởi những ngọn núi và nhiều câu chuyện gắn liền với những ngọn núi ở đây. Ông Kim Nhật Thành được cho là khởi đầu cuộc chiến đấu chống Nhật từ một ngọn núi, còn ông Kim Jong-il cũng được sinh ra ở ngọn núi đó. Phong cảnh núi non và thiên nhiên ở Triều Tiên còn rất hoang sơ, với những dòng suối trong, động vật hoang dã, rừng nguyên sinh khiến nhiều người trầm trồ ngưỡng mộ. |
Vũ Hà (Ảnh: Foreign Policy)
Bình luận