Nằm bên bờ sông Cầu hiền hòa, giao thông đường thủy thuận lợi nên việc nhập nguyên nhiên liệu ( Đất sét, củi, gỗ…) cũng như phân phối sản phẩm ở Phù Lãng diễn ra khá suôn sẻ.
Tuy nhiên đây là công việc rất vất vả, đòi hỏi sức khỏe dẻo dai và bền bỉ. Đất sét có màu hồng nhạt được lấy ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi cập bến sẽ được chuyển về nhà bằng xe công nông.
Các cây củi gỗ to dùng để đốt lò nung gốm được người dân Phù Lãng chẻ nhỏ, chất thành đống lớn và phơi khô tự nhiên trong mưa nắng.
Sản phẩm gốm chính của làng Phù Lãng là chum vại, ấm đất chậu cảnh, tiểu sành, lọ hoa, ấm chén, lư hương…
Phụ nữ Phù Lãng cặm cụi nặn phôi gốm – một trong những công đoạn quan trọng để tạo thành tác phẩm hoàn chỉnh.
Các phôi liệu được người dân Phù Lãng tính toán xếp vào lò nung rất cẩn thận, nung khoảng 3 ngày 3 đêm.
Bài: Lê Thương
Ảnh: Phạm Trắc Vũ
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
CÓ THỂ BẠN THÍCH
-
Chè thốt nốt là đặc sản miền Tây. Vị dẻo, mềm của cùi thốt nốt hòa quyện với vị béo,…
-
Tôm khô là thực phẩm quen thuộc trong ngày Tết, là nguyên liệu chính để chế biến nên món tôm…
-
Khung cảnh yên ả của vùng quê Củ Chi, thơ mộng trong ánh bình minh và hoàng hôn rực rỡ.…
-
Trên đỉnh Bà Nà có rất nhiều sương mờ ảo, không khí mát mẻ giống như ở Đà Lạt. Dưới…
-
Nếu có dịp ghé miền Tây vào mùa cá kèo, bạn hãy thưởng thức món ngon độc đáo này. Và…
-
Công dụng trị bệnh của mâm ngũ quả ngày Tết 7. Hồng (Hồng hào, Tươi tốt) Cây hồng còn gọi…
Bình luận