1. Sủi cảo
Sủi cảo là món ăn truyền thống lâu đời của Trung Quốc và vẫn rất được ưa chuộng từ xưa đến nay nhất là khi tết đến xuân về. Bởi vì món ăn này được cho là biểu tượng của sự may mắn và sum họp gia đình đồng thời nó cũng mang theo những quan niệm tâm linh rất riêng của mình.
Sủi cảo - món ăn truyền thống của Trung Quốc
Thành phần chính của món sủi cảo là gạo trắng, gạo nếp. Người Trung Quốc cho rằng khi kết hợp giữa hai loại gạo này sẽ mang đến sự an lành và may mắn. Đặc biệt những người kinh doanh đều tin rằng sự kết hợp đó sẽ giúp họ làm gì được nấy.
Nhân của sủi cảo có loại nhân mặn và nhân chay nhưng thường là nhân hỗn hợp rau và thịt. Nhân được chuẩn bị rất kỳ công. Nhân được chọn từ những nguyên liệu tươi ngon nhất và rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đó thịt, rau cùng những loại gia vị được cho lên thớt băm nhỏ. Khi băm nhân phát ra những tiếng vô cùng rắn chắc.
Nhân được trộn từ rau với thịt theo tiếng bản địa đồng âm với từ có của. Tiếng băm càng lâu càng dài đồng nghĩa với việc dư thừa, lâu dài. Thời gian băm nhân dài, đều nhau có nghĩa là gói được nhiều sủi cảo, gói được nhiều có nghĩa cuộc sống càng đầm ấm, khá giả.
Sau khi phần nhân xong đến bước gói sủi cảo. Phần lớn các gia đình đều gói theo hình truyền thống là hình bán nguyệt, tức là làm một hình tròn mỏng bằng bột vỏ rồi cho nhân đã băm vào giữa cuối cùng là gập đôi bánh lại rồi miết viền bánh sao cho đều nhau khi đó “viền phúc” mới viên mãn. Ngoài hình bán nguyệt truyền thống, bánh sủi cảo còn được gấp theo hình nén bạc để cầu mong sự sung túc cho năm mới. Chỉ cần nối hai đầu của hình bán nguyệt lại sẽ có được hình nén bạc tròn đầy. Với nhiều vùng quê, những nơi có trồng lúa mì thì họ sẽ in lên mỗi chiếc bánh một bông lúa mì với ước mong vụ mùa sau sẽ được mùa.
Sau khi gói xong, những chiếc bánh được đem đi nấu. Đem một nồi nước lớn đun cho sôi rồi thả từng miếng sủi cảo trắng tinh vào. Đến khi bỏ hết sủi cảo thì dùng vợt đảo qua một lượt để sủi cảo không bị dính ở đáy nồi. Trong thời gian nấu sủi cảo nước lạnh được tiếp thêm 3 lần nữa với ý rằng phúc đi rồi lại đến. Để nồi sủi cảo sôi một lúc tầm 10-20 phút là sủi cảo chín.
Sủi cảo sau khi chín được bày ra đĩa và cả nhà quây quần cùng thưởng thức. Ăn sủi cảo vào dịp tết như một truyền thống lâu đời và không thể bỏ qua của người dân Trung Quốc. Dù ai đi đâu, làm gì, tết cũng phải về quây quần gia đình ăn một bát sủi cảo cùng gia đình, có như vậy năm sau mới trọn vẹn, đủ đầy. Với tốc độ phát triển của đô thị hóa việc tự làm sủi cảo ngày càng ít đi, thay vào đó là những miếng bánh từ cửa hàng tiện lợi.
Mặc dù ngày nay sủi cảo đã đi khắp nơi trên thế giới để quảng bá hình ảnh cũng như ẩm thực Trung Quốc tuy nhiên hình ảnh ấm áp của gia đình bên nồi sủi cảo lại ngày càng bị mờ đi trên chính quê hương của nó.
2. Trứng luộc nước tiểu
Trứng luộc nước tiểu là một món ăn độc đáo có nhiều ở Chiết Giang - Trung Quốc. Đây là món ăn được người dân nơi đây cho là rất bổ dưỡng và ngon miệng. Để làm món trứng này cũng không quá khó, chỉ là làm được vị như ở đây thì quả là không dễ chút nào.
Trứng sau đi được làm sạch thì thay vì luộc với nước trắng sẽ luộc với nước tiểu của trẻ con đến khi chín. Tuy nhiên chỉ vậy thì có vẻ vẫn chưa chuẩn lắm. Người dân nơi đây truyền tai nhau rằng họ thường dùng cách sau để trứng có vị đậm đà và đặc trưng hơn bằng cách sau. Trứng sống bỏ vào nước tiểu luộc cho chín ở nước đầu, sau đó bóc vỏ trứng rồi luộc tiếp cùng nước tiểu lần hai và lần này thì thời gian luộc là nguyên một ngày.
Nước tiểu được dùng cũng được chọn lựa khá kỹ. Đó phải là nước tiểu của những bé trai dưới 10 tuổi và được chắt lọc kỹ càng. Người dân nơi đây cho hay món trứng rất tốt cho sức khỏe nên họ thường xuyên dùng.
3. Đậu phụ thối
Đậu phụ thối hay còn gọi là đậu phụ nhự có lẽ là món ăn nổi danh hàng đầu của ẩm thực Trung Quốc bởi cách chế biến vô cùng đặc biệt và cả vì hương vị khó quên của chúng nữa chứ. Nếu những ai đã từng thưởng thức món ăn này có lẽ sẽ có những cảm nhận không bao giờ quên.
Đầu tiên đậu phụ được chọn phải là loại đậu phụ dùng riêng để làm đậu phụ nhự vì có hàm lượng nước trong đậu đạt chuẩn. Tuyệt nhiên không dùng đậu phụ khác vì làm vậy sẽ không thể làm ra đúng vị đậu phụ nhự truyền thống. Sau khi có được những thanh đậu phụ đạt chuẩn, đậu được mang đi ủ chua theo hai cách một là dùng vi khuẩn, mốc lên tự nhiên hoặc dùng vi khuẩn là mốc nguyên giống. Sau khi đậu phụ lên men đã đạt độ chua thì mang đậu ra tẩm ướp gia vị rồi đem đi rán.
Khi cầm dĩa đậu phụ thối trên tay, giây phút ấy mùi thơm nức của đậu rán hành phi và gia vị như làm ta ngây ngất nhưng xen lẫn mùi chua chua từ đậu làm ta khá dè dặt khi thưởng thức. Nếu một lần thử vị giòn giòn của vỏ ấm nóng đậm vị man mát của ruột đậu thì bạn sẽ không thể cầm lòng mà ăn thêm một miếng nữa. Với những ai hợp với vị của món này sẽ ăn mãi không biết chán, tuy nhiên cũng có nhiều người không thể ăn nổi món này nên bạn hãy vô cùng chú ý khi thưởng thức món ăn đặc biệt này nhé!
4. Vịt quay Quảng Đông
Vịt Quảng Đông có phần lép vế hơn khi nhắc đến món vịt quay, nhưng có một điều không phải ai cũng biết đó là vịt quay Bắc Kinh hay vịt quay Tứ Xuyên đều là hậu bối của vịt quay Quảng Đông. Bởi vịt quay Quảng Đông đã có từ lâu đời và vịt Tứ Xuyên hay vịt quay Bắc Kinh là học hỏi từ chính loại vịt quay Quảng Châu này.
Làm nên món ăn đáng tự hào và nổi danh ấy, người Quảng Đông đã luôn luôn chú trọng đến những khâu nhỏ nhất để có được những hương vị chuẩn nhất cho món vịt này. Đầu tiên những chú vịt được vặt lông, rửa cho sạch sẽ rồi khoét một lỗ nhỏ trên con vịt rồi rút hết nội tạng ra. Chỉ một bước nhỏ như vậy cũng làm cho vịt ngon hơn, giữ nước hơn rất nhiều.
Với con vịt thì bất cứ ai cũng có thể mổ như vậy nhưng còn điểm làm nên vị của món vịt quay nơi đây chính là những gia vị dùng để tẩm ướt vịt - vô cùng cầu kỳ và đa dạng. Có đến xấp xỉ mười loại gia vị để tẩm ướp vịt như: đường môn, tỏi, gừng, hành, đậu nành, rượu,... Sau khi được tẩm ướp phải chờ khoảng 2 tiếng cho vịt ngấm trọn gia vị rồi mới đem vịt đi quay.
Nhưng không chỉ vây mà còn phải nướng sao cho khéo, cho vừa thì vịt mới ngon, mới thơm. Khi nướng vịt phải quay tròn, đều cả con vịt và quay liên tục trong thời gian một tiếng. Làm như vậy vịt mới chín đều, thịt vịt thơm mà không bị khô hay khét.
Sau khi quay vịt được bày ra để thưởng thức. Nhìn con vịt vàng óng, bóng nhẫy như được phủ một lớp dầu bóng lại mang theo hương thơm đến ngất ngây và béo ngậy làm cho ai cũng không cầm lòng được. Người dân nơi đây thường ăn thịt vịt kèm với xì dầu, bánh trắng hay bánh mì kẹp.
Vịt quay Quảng Đông ngày nay được rất nhiều thực khách khắp nơi biết đến với hương vị đặc trưng riêng. Tuy Quảng Đông ngày càng hội nhập nhưng món vịt quay vẫn giữ được hương vị truyền thống đậm chất Quảng Châu.
Vậy nếu có dịp đến Trung Quốc bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội khám phá ẩm thực Trung Quốc qua những chuyến du lịch Trung Quốc cùng Du Lịch X Home nhé!
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận