Tử Cấm Thành khởi công xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420 dưới thời nhà Minh sau khi Chu Đệ - người con thứ 4 của Chu Nguyên Chương cướp ngôi vua từ tay cháu của mình là Doãn Văn.

Đây là một công trình kiến trúc vĩ đại, một cung điện uy nghi với diện tích 250.000 m2. Trong Tử Cấm Thành có tổng cộng 800 công trình, 8.886 phòng và số nhân lực xây dựng khoảng 1.000.000 người. Tử Cấm Thành xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Hoa theo trục Bắc - Nam, xung quanh là tường cao hào rộng để ngăn cản người bên ngoài xâm nhập vào. Tử Cấm Thành xây dựng theo hình chữ nhật, dựa theo thuyết "trời tròn đất vuông" mặt hướng về phía Nam nhìn ra cổng Thiên An Môn, đây cũng là cổng chính vào Tử Cấm Thành. Công trình này được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư trong đó kiến trúc sư trưởng là Sài Tín, ngoài ra còn có Trần Khuê, Ngô Trung, thái giám Nguyễn An. Tổng công trình sư là Khoái Tường và Lục Tường.
Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc, bức tường thành bao bọc dài 3.400 m, cao 11 m với hào sâu và 4 vọng gác được đặt ở 4 góc thành. Mọi kiến trúc trong Tử Cấm Thành đều được xây dựng theo thiết kế ba điện chính là Điện Thái Hòa, Điện Trung Hòa, Điện Bảo Hòa. Toàn bộ cả công trình được thiết kế chăm chút hoàn hảo đến từng chi tiết từ mái vàm, cột nhà, nền nhà đến các hoa văn trang trí, chạm khắc trên tường, trên cửa.

Trong ba điện chính thì Điện Thái Hoà có lối kiến trúc tráng lệ nhất. Trên quảng trường hướng nam rộng 30.000 m2, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8 m, chiều cao của điện gần 40 m, đây cũng là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung. Theo văn hoá Trung Quốc, rồng tiêu biểu cho quyền lực của nhà vua và nhà vua được coi là “chân long thiên tử” vì vậy Điện Thái Hòa sử dụng nhiều hình tượng rồng, có trên 13.000 hình tượng rồng xuất hiện tại đây. Trước điện Thái Hòa có 3 cầu bằng đá dẫn lên điện, chỉ có vua mới được đi lối đi giữa, hai cầu còn lại dành cho quan văn và quan võ. Theo quy định rất khắt khe trong cung, chỉ có quan tam phẩm trở lên mới được phép bước qua các cầu này.

 
Tử Cấm Thành đang là đạ điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan.  Với lối Kiến trúc vô cùng độc đáo tại điện Thái Hòa phải nói đến phiến đá lớn khắc hình rồng phượng đặt trên lối đi vào cửa chính điện Thái Hòa. Theo ghi chép lịch sử, phiến đá này được vận chuyển từ một địa điểm cách Bắc Kinh 80 km về để thiết kế, chạm khắc, hàng vạn chiếc giếng cách đều nhau đặt dọc 2 bên đường, mùa đông tuyết phủ đống băng các giếng nước này tạo thành một dòng sông băng dài mấy chục cây số để kéo lê phiến đá nặng hàng trăm tấn đó về Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành được chia thành 2 khu vực là ngoại triều và nội triều. Mọi nghi thức, lễ nghĩa triều đình đều diễn ra tại ngoại triều. Nơi đây, hoàng đế ngự trên ngai vàng nghe các triều thần trình tấu và phán quyết vận mệnh của thần dân. Ngoại triều cũng là nơi cử hành lễ đăng quang của hoàng đế, ngày sinh nhật hay các lễ quan trọng được tổ chức tại đây. Nội triều là nơi ở thường trực của hoàng đế cùng với hoàng tộc.
Trong Tử Cấm Thành còn có 18 chiếc lư hương bằng đồng, đường kính khoảng 1m, cao trên 2m, mỗi chiếc lư đồng đại diện cho 18 tỉnh của Trung Quốc thời đó, mỗi khi vua thiết triều trầm hương được đốt lên, khói hương nghi ngút, mùi trầm hương lan toả khắp các cung điện, khiến cho Tử Cấm Thành càng thêm uy nghi giữa trung tâm của đất trời.

Vậy đến với du lịch Trung Quốc bạn không nên bỏ qua điểm đến tuyệt đẹp như Tử Cấm Thành với quy mô rộng lớn, kiến trúc đặc trưng mang đậm chất Trung Hoa. Có thể nói Tử Cấm Thành là viên ngọc vĩ đại của kiến trúc Trung Quốc. Không những thế Tử Cấm Thành còn có Viện Bảo Tàng Cố Cung với hơn hàng triệu hiện vật còn lưu giữ và là Di sản văn hóa của Thế giới, và là điểm đến thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -