Núi Võ Đang là dãy núi cao sừng sững và nhấp nhô, kéo dài hàng trăm km. Núi Võ Đang từ xưa đến nay được xưng là “Thiên hạ danh sơn”, cũng là thánh địa Đạo giáo nổi danh của Trung Hoa.
Trên núi có rất nhiều đại điện nổi tiếng như Tịnh Nhạc cung, Cổ Đồng cung, Huyền Thiên Ngọc Hư cung, Tử Tiêu cung, Kim Điện cung,… Hầu hết tất cả các đại điện và những tòa nhà cổ ở đây đều được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Trên núi có rất nhiều đại điện nổi tiếng như Tịnh Nhạc cung, Cổ Đồng cung, Huyền Thiên Ngọc Hư cung, Tử Tiêu cung, Kim Điện cung,… Hầu hết tất cả các đại điện và những tòa nhà cổ ở đây đều được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Sau khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi, vào năm Vĩnh Lạc thứ 11 (năm 1413) đã cho điều động hơn 30 người dân công cùng thợ đến xây dựng công trình kiến trúc ở này. Trải qua 10 năm, hình thành quần thể kiến trúc hùng vĩ bao gồm: 8 cung, 2 quán, 36 am đường, 72 nham miếu, cùng với 39 cầu, 12 đình đài và “Thần đạo” lên núi được lát toàn đá xanh. Diện tích kiến trúc lên tới 160 vạn m2 và kéo dài hơn 70 cây số. Từ đó, núi Võ Đang trở thành trung tâm Đạo giáo của khu vực, Hoàng đế các triều đại đều hết sức tôn sùng Võ Đang sơn.
Nếu có dịp đi du lịch Trung Quốc bạn sẽ bắt gặp một cảnh sắc thiên nhiên của Võ Đang sơn tươi đẹp, kỳ phong tuấn tú. Toàn bộ thắng gồm có 72 đỉnh, 36 hang, 24 khe, 11 động, 3 đầm, 9 suối, 10 ao, 9 giếng, 10 thạch, 9 đài. Đặc biệt là “72 đỉnh” trổ lên từ mặt đất vô cùng hùng vĩ. Trong đó “Thiên trụ phong” là đỉnh chính, độ cao so với mực nước biển là 1612m, vươn thẳng trong mây, giống “nhất trụ kình thiên” (một cột trụ chống trời).
Nếu có dịp đi du lịch Trung Quốc bạn sẽ bắt gặp một cảnh sắc thiên nhiên của Võ Đang sơn tươi đẹp, kỳ phong tuấn tú. Toàn bộ thắng gồm có 72 đỉnh, 36 hang, 24 khe, 11 động, 3 đầm, 9 suối, 10 ao, 9 giếng, 10 thạch, 9 đài. Đặc biệt là “72 đỉnh” trổ lên từ mặt đất vô cùng hùng vĩ. Trong đó “Thiên trụ phong” là đỉnh chính, độ cao so với mực nước biển là 1612m, vươn thẳng trong mây, giống “nhất trụ kình thiên” (một cột trụ chống trời).
Hiện tại về cơ bản, Võ Đang sơn giữ được hệ thống kiến trúc đầu đời Minh, bảo tồn tương đối hoàn chỉnh như: Kim điện, Cổ đồng điện cùng 6 cung gồm: Tử Tiêu, Nam Nham, Vu Chân, Thái Hoà, Ngũ Long, Ngọc Hư, 2 quán gồm: Phục Chân, Nguyên Hoà. Phần lớn những kiến trúc này được xây dựng ở những nơi hiểm trở như đỉnh núi, sườn núi, hang động, khe… Ở kiến trúc cung quán, các vật được đúc bằng đồng, hoặc điêu khắc bằng gỗ, đá đều có giá trị nghệ thuật rất cao. Vì thế mà được ca tụng là “đồng chú nghệ thuật bảo khố”.
Võ Đang sơn còn nổi tiếng trong và ngoài nước về “Võ Đang quyền thuật”. Quyền thuật này do Trương Tam Phong thời Bắc Tống (có thuyết nói là thời nhà Minh) khai sáng khi ông cất lều tranh tu đạo tại nơi đây, cương nhu kiêm bị, trở thành một lưu phái quyền thuật trọng yếu của cả nước. Nó cùng võ thuật phái Thiếu Lâm ở Tung sơn nổi tiếng ngang nhau. Nhiều du khách nước ngoài chưa biết núi Võ Đang nhưng đã biết trước đến “Võ Đang quyền thuật”.
Võ Đang sơn còn nổi tiếng trong và ngoài nước về “Võ Đang quyền thuật”. Quyền thuật này do Trương Tam Phong thời Bắc Tống (có thuyết nói là thời nhà Minh) khai sáng khi ông cất lều tranh tu đạo tại nơi đây, cương nhu kiêm bị, trở thành một lưu phái quyền thuật trọng yếu của cả nước. Nó cùng võ thuật phái Thiếu Lâm ở Tung sơn nổi tiếng ngang nhau. Nhiều du khách nước ngoài chưa biết núi Võ Đang nhưng đã biết trước đến “Võ Đang quyền thuật”.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, núi Võ Đang đã chứng kiến những bậc đạo sĩ, chân nhân tu hành nơi đây. Có lẽ vì vậy mà hòa cùng với sắc núi mây trời còn là một không gian huyền thoại, một vẻ đẹp thoát tục tựa chốn bồng lai.
Nanyan (Nam Nham) cung nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất núi Võ Đang. Biểu tượng của núi Võ Đang chính là ngôi đền vàng Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng trên đỉnh núi vào năm 1416.
Nanyan (Nam Nham) cung nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất núi Võ Đang. Biểu tượng của núi Võ Đang chính là ngôi đền vàng Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng trên đỉnh núi vào năm 1416.
Nguồn tin: Baomoi
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận