Là loại quả dại màu đỏ rực, dâu rừng không chỉ làm thức uống giải khát mà còn có thể băm nhỏ nấu , ngon không kém măng hay lá giang.

Dâu rừng có nhiều tên gọi như dâu đất, dâu da, mọc chủ yếu ở vùng núi, trung du nhiều tỉnh . Tuy cùng họ với bòn bon, nhưng dâu rừng khi chín có màu đỏ rực, được biết đến nhiều nhất ở vùng rừng núi của .

Không như các loại dâu khác mọc ra từ cành lá, lúc lỉu trên cao, quả dâu rừng lại phát triển từ thân cây và chuyển màu khi tiết trời bắt đầu sang đông. Do đó, vào thời gian này, nếu có dịp đến huyện Nam Giang, Tiên Phước, Phước Sơn, Trà My…, bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng cực kỳ đẹp mắt của những chùm dâu rừng chín ôm gọn thân cây từ gốc cho tới ngọn.

quangnam-7969-1386759379.jpg

Dâu rừng chín đỏ trên cây. Ảnh: quangnam

Quả dâu rừng nhỏ nhưng mọc thành chùm khiến người nhìn thấy lần đầu có cảm giác vừa quen vừa lạ. Chúng đôi khi như những chùm nho chín đỏ, lủng lẳng trên cành, lúc lại mọc chi chít ở thân cây như sung bám. Có nhiều cây sai trái, nhìn xa như ai đó dùng keo dán đính quả lên cây, thân đỏ rực. Sự hòa quyện giữa màu đỏ của quả với màu xanh của lá trong tiết trời lành lạnh tạo nên một cảm giác ấm áp lạ thường.

Khi nhìn đã con mắt, chắc hẳn ai cũng muốn nếm thử vị của nó ra sao. Dưới lớp áo dày, đỏ rực là nước mọng ứa ra. Dâu rừng có vị ngọt, thanh mát nên người trong vùng thường hái loại quả này để giải khát lúc đi rừng. Với những người đã quen với hoa trái nhập ngoại bán đầy ngoài chợ thì khi thưởng thức dâu rừng được hái ngay dưới thân cây sẽ cảm nhận rõ ràng vị tươi ngon, khác biệt.

Dâu rừng có hạt và nếu muốn cảm nhận rõ vị chua, bạn không nên bỏ hạt, bằng không vị ngọt thanh sẽ bao trùm đầu lưỡi. Do lớp vỏ dày nên khi ăn dâu cần bóc lớp áo đỏ bên ngoài, không cắn mà cho cả múi dâu vào miệng, ngậm một lát sau đó nuốt hẳn. Dâu rừng lúc ấy có đủ vị ngọt, chua hòa lẫn.

tapchidulich-5511-1386759379.jpg

Dâu rừng vỏ dày nhưng mọng nước. Ảnh: tapchidulich

Là loại quả dễ ăn, dễ ghiền, lại rất được muông thú trong rừng yêu thích nên khi mùa tới, bạn sẽ bắt gặp không khí tất bật, khẩn trương của đồng bào vùng cao đi hái dâu rừng. Để đảm bảo vị ngọt, tươi, người dân Quảng Nam thường chờ đến lúc dâu rừng chín hẳn mới thu hoạch, mà không hề hái trái xanh rồi đem ủ chín hoặc dùng các loại thuốc kích thích như nhiều hoa quả khác.

Không chỉ để giải khát, ăn chơi, dâu rừng còn rất có lợi cho vì chứa nhiều polyphenol và anthocyane, hai loại chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. Vitamin C và chất xơ trong dâu rừng còn có khả năng ngăn ngừa cholesterol cao và bệnh tim, thích hợp cả với những người ăn kiêng.

Nguyen-Anh-Hoang-2889-1386759380.jpg

Dâu rừng khi còn xanh. Ảnh: Nguyễn Anh Hoàng

Dâu chín đã hấp dẫn là thế, dâu non với nhiều người còn có sức hút hơn. Do dâu non có vị chua nên được nhiều người hái, băm nhỏ nấu canh chua cá. Với vị chua dịu đặc trưng của dâu rừng, canh ngon không thua kém gì so với măng, lá giang…, lại có tác dụng giải nhiệt và tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Có thể nói, dâu rừng là quà tặng mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho Quảng Nam nói riêng và vùng rừng Trường Sơn miền Trung nói chung. Dọc đường Hồ Chí Minh từ Quảng Nam đến Kom Tum, không khó để có thể nhận ra màu ửng đỏ của dâu rừng lúc vào mùa, lẩn khuất trong màu xanh của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Vy An

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -