Thắng cảnh chùa Đục dưới dấu tích hàng triệu năm miệng núi lửa Giếng Tiền với tượng Phật bà Quan âm hướng ra biển cả mênh mông ở thôn Tây, xã An Vĩnh. |
Du khách thả mình trong dòng nước biển trong veo bên cạnh hòn Đụn ở xã đảo An Bình (đảo Bé). |
Bãi đá trầm tích núi lửa ở đảo Bé nhìn về phía đảo Lớn. |
Cánh đồng hành, tỏi bên các làng chài ở thôn Đông, xã An Hải, dưới ánh bình minh. |
Các bạn trẻ đón bình minh bên cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Thới Lới. |
Vẻ đẹp huyền ảo trong ánh hoàng hôn. |
“Vũ điệu hải âu” bên vách đá. |
Nụ cười hồn hậu của ngư dân đảo Lý Sơn. |
Mùa đặc sản biển Lý Sơn
14h chiều, thủy triều rút dần ra xa, hàng trăm người dân ở các xã An Vĩnh, An Hải, huyện đảo Lý Sơn bắt đầu ra các bãi đá ven bờ thu hoạch rau câu, rau đông. Thống kê của địa phương, có khoảng 500 hộ dân với 1.500 nhân khẩu chuyên hành nghề khai thác rau câu, rau đông vào mùa biển cạn. |
Bà Trần Thị Hà ở thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết, tùy theo số lượng thành viên từng gia đình, trung bình mỗi hộ dân trên đảo có thể khai thác khoảng 50kg rau chân vịt, rau đông, hộ nào làm giỏi có thể khai thác đến 100kg mỗi buổi chiều. |
Họ đeo kính lặn, làm thùng xốp nối dây buộc thắt lưng, dùng móc sắt hoặc lưỡi liềm khai thác rau câu, rau đông cách bờ hơn 500m ở bãi Tò Vò, thôn Tây, xã An Vĩnh. Mùa biển cạn diễn ra vào giữa mùa trăng hàng tháng, khoảng ngày 10 đến 16 âm lịch kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 là thời điểm thuận lợi khai thác các đặc sản này. |
Họ ngâm mình trong nước khai thác rau đông, rau câu suốt cả buổi chiều dưới tiết trời nắng. Sau đó dồn vào bao tải hoặc cho vào thau nhôm vượt qua bãi đá đội về nhà. |
Rau câu, rau đông đưa vào bờ có thể bán tươi tại chỗ với giá 10.000 đồng một kg hoặc đem về vệ sinh sạch đất, đá bám, phơi khô bán với giá 200.000 đồng mỗi kg. |
Không chỉ khai thác rau câu, vào mùa biển cạn người dân đảo Lý Sơn còn lặn bắt nhum biển, ốc mang lại thu nhập khá cho gia đình. Trung bình mỗi buổi chiều, người dân nơi đây thu nhập 200.000 – 400.000 đồng từ loại đặc sản biển này. |
Ốc cừ và một số loại ốc nón, ốc đụn tập kết từ ngoài biển đưa vào bờ. Ốc cừ sau khi khai thác đưa vào bờ, người dân đập vỏ lấy ruột bán với giá 120.000 đồng một kg. |
Ốc bàn tay, loại đặc sản biển có giá trị kinh tế cao ở đảo Lý Sơn. Sau khi chế biến món ăn đắt đỏ này, vỏ ốc còn được vệ sinh, đánh bóng bán cho du khách với giá 100.000 đồng mỗi con. |
Trao đổi với VnExpress.net, bà Phan Thị Lợi, Phó chủ tịch UBND xã An Vĩnh cho biết, những ngày biển cạn này, trung bình mỗi buổi chiều người dân trên địa bàn xã khai thác được khoảng 5 tấn rau câu, rau đông và khoảng 1 tấn ốc. Nhờ giá cả ổn định, lại đang trong mùa du lịch nên hàng trăm hộ dân nơi đây có thu nhập khá cao từ nghề này. Hộ có thu nhập thấp nhất khoảng 200.000 đồng và cao nhất lên đến 2 triệu đồng mỗi buổi chiều nhờ khai thác, bán các đặc sản quanh biển đảo Lý Sơn. |
Theo VNExpress
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận