Không biết tự bao giờ, tập tục kiêng cữ trong những ngày đầu xuân đã chiếm một ví trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Cho đến ngày nay, những tập tục đó vẫn được các thế hệ sau tiếp nối, gìn giữ và thực hành như là một phương thức tâm linh để phòng trước những điều bất trắc, rủi ro đến với mỗi gia đình.

Tục khiêng cữ trong những ngày tết ở mỗi vùng, mỗi miền và mỗi dân tộc có những điểm giống nhau và khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại thì mọi người đều có những hành động thiết thực để làm sao cho những ngày tết được vui vẻ nhất, hoàn hảo nhất, tránh những điều tối kỵ xẩy ra trong những ngày tết. Sau đây là một số tập tục kiêng cữ trong ngày tết cổ truyền phổ biến trong văn hóa dân gian của người ta từ xưa tới nay:

– Kiêng quét nhà đổ rác trong các ngày tết: Người Việt cho rằng, nếu đầu năm mà quét nhà thì mọi may mắn, tài lộc sẽ “theo” rác đi mất. chính vì vậy, những ngày cuối năm bà con tổng vệ sinh lại , vườn tược để đến ngày đầu xuân mọi việc đều tươm tất, sạch sẽ. Trong 3 ngày tết, nếu cần phải quét nhà thì tất cả rác trong nhà đều được dồn vào một góc, đến ra tết mới đưa đi đổ. Tục lệ này bắt nguồn từ một điển tích : Ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh, trong một lần đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Như nguyệt là một người giỏi giang, tháo vát, giúp ông rất nhiều trong công việc. Từ ngày có Như Nguyệt ở trong nhà, gia đình ông luôn gặp những điều may mắn, công việc buôn bán được ăn nên làm ra nên giàu lên nhanh chóng. Một ngày nọ, nhân ngày Mồng Một , Như Nguyệt mắc một lỗi nhỏ bị Âu Minh đánh đập nên chui vào đống rác trốn. Âu Minh không biết, hốt rác đi đổ. Từ đó gia đình người lái buôn làm ăn ngày càng thất bát, mọi rủi ro dồn dập đến trong năm đến nổi Âu Minh từ một người rất giàu có nhưng chỉ trong một năm trở thành kẻ nghèo khổ. Kể từ đó, mọi người kiêng quét nhà đổ rác vào 3 ngày tết, sợ rằng quét hết tiền bạc, vận may ra khỏi nhà. Vì vậy, ngày 30 tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng ráng tranh thủ dọn dẹp lại nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc và trong ngày tết hạn chế vứt rác bừa bãi. Ở một số khu vực như ở Nam bộ, sau khi quét dọn xong người ta còn cất hết chổi, bởi bà con tin rằng nếu nhà nào bị mất chổi đầu năm thì trong năm đó sẽ bị trộm vào nhà quét sạch của cải.

– Kiêng những người xông đất (hay đạp đất, mở hàng) nặng vía: tục lệ này đã có từ lâu đời, tính từ thời khắc giao thừa, người nào đến nhà đầu tiên thì được gọi là xông đất cho gia chủ. Người ta quan niệm, người xông đất cũng như người mở hàng đầu tiên, nếu nhẹ vía thì gia chủ sẽ mua may bán đắt, còn nặng vía thì việc buôn bán cũng theo đó mà trì trệ. Chính vì vậy, người khách đến nhà đầu tiên trong năm mới cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên, người ta thường nhờ những người bà con hay láng giềng có tính tình vui vẻ, linh hoạt, đạo đức tốt và thành đạt đến xông đất cho nhà mình. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm và chúc những lời tốt đẹp đến với gia chủ trong năm rồi đi chứ không ở lại lâu, ngược lại gia chủ cũng biết ý nên hậu hĩnh thêm một tí để hai bên cùng may mắn. Nếu người xông đất nhẹ vía, hợp với gia chủ thì năm đó gia chủ cũng nhờ đó mà làm ăn phát đạt, gia đình êm ấm. Chính vì quan niệm đó, sáng Mồng Một Tết người ta thường kiêng đi sớm, sợ xông đất không may lại mang đến điềm gở cho gia chủ. Người lớn thường dạy con trẻ là nên ở nhà vào sáng Mồng Một, hoặc đi chơi ngoài đường chứ không nên vào chơi nhà nào sớm quá, kẻo vô tình làm ảnh hưởng đến vận may của gia đình đó.

– Kỵ tang ma: Tết Nguyên Đán là tết cả, là ngày vui nhất của cả năm nên những gia đình nào có tang (đau buồn khi có người thân mất) thì không đi chúc tết người khác. Người ta quan niệm, nếu có tang mà đi đến nhà người khác sẽ ảnh hưởng đến niềm vui chung của mọi người, của gia đình đó nên chỉ ở nhà đón khách đến chúc tết chứ không đi đâu cả. Trường hợp gia đình có người chết vào ngày cuối năm, nếu có thể được thì người ta cũng ráng chôn cất trong năm cũ, vì kỵ đầu năm mới có ma không hay. Trường hợp nếu chết đúng vào ngày Mồng Một Tết thì cũng chưa vội phát tang, để sang ngày Mồng Hai làm lễ phát tang để người thân, bạn bè, hàng xóm không không phải đi điếu vào ngày đầu năm mới.

– Kiêng cho lửa, nước trong các ngày tết: Vào các ngày tết – nhất là vào ngày mồng một người ta kỵ người khác đến xin lửa, nước của nhà mình. Bởi người ta quan niệm, lửa có màu đỏ – là màu tượng trưng cho sự may mắn, cho người khác lửa tức là cho cái đỏ trong ngày tết thì sẽ gặp vận đen đủi trong cả năm. Nước – vốn được ví như nguồn tài lộc, tiền bạc (bởi có câu: Tiền vô như nước) nên nếu cho người khác nước thì trong năm không giữ được tiền bạc, của cải.

– Kiêng cho vay mượn tiền bạc, của cải đầu năm: Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân mở cửa để đón tài lộc, nếu cho mượn hay trả giống như đang dâng tài lộc vào tay người khác. Chính vì vậy, không nên vay hoặc trả tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần cả năm.

– Kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, trái chuối: Trong dân gian quan niệm đây là những động vật, thực vận gắn liền với điều không may, vì vậy đầu năm kiêng ăn các loại thức ăn này để tránh gặp vận xui xẻo, rui ro trong năm.

– Kiêng làm vỡ đồ đạc như bát đĩa, ly tách và những vật dụng trong gia đình vì nếu làm bể đồ đạc thì gia đình sẽ dễ bị rạn nứt, gây bất hòa giữa các thành viên trong gia đình.
– Kiêng mặc quần áo màu đen hoặc trắng: Theo quan niệm xưa, màu đen và màu trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Vì vậy tránh mặc những đồ màu này, thay vào đó là mặc đồ màu đỏ xanh, vàng, hồng, hoa văn sặc sỡ…tạo sự vui tươi, phấn khởi trong những ngày tết. Vào dịp tết, dù khó khăn hay khá giả thì các gia đình cũng sắm cho các thành viên trong nhà những bộ quần áo mới để mặc tết. Mặc đồ mới trong ngày tết không chỉ tạo không khí mới mẽ trong năm mới mà còn giúp cho tinh thần mỗi người phấn chấn hơn, tự tin hơn trong ngày đầu xuân.

– Kiêng treo những loại tranh ảnh có nội dung xui xẻo như khóc lóc, đánh ghen, tai nạn trong những ngày tết, ngược lại nên dùng những bức tranh thể hiện sự may mắn, sung túc như , đàn lợn, gà, em bé, vàng bạc mà các loại tranh Đông Hồ thể hiện, vừa có nét đẹp lại tạo được sự đầm ấm, đủ đầy.

– Kiêng mở tủ vào ngày Mồng Một Tết: Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày đầu năm do quan niệm rằng, tủ là nơi cất giữ tài sản, nếu mở tủ lấy tài sản ra tức là làm mất mát của cải của gia đình.

– Người dân miềng Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn hay thịt vịt trong ngày tết và cả tháng giêng vì cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Nhưng ngược lại, người lại quan niệm khi bị xui xẻo thì ăn trứng vịt lộn sẽ xã xui!

– Người dân miền Nam quan niệm Tết không được ăn tôm vì sợ đi …giật lùi như tôm. Và đặc biệt, khi cúng phải tránh các loại có tên gọi không hay như cam (cam chịu), lê (lê lết).. mà chọn những loại có tên gọi hay như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (có ý nghĩa là cầu vừa đủ xài!) và quả sung (sung túc). Hay là ngày đầu năm, người dân Nam bộ có tục kiêng không để cối xay lúa trống không. Cối để trống tượng trưng cho sự thiếu thốn nên vào dịp Tết người ta thường đổ ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo luôn đầy tràn.

– Kêng nói tiếng to, cãi nhau hay mắng người khác, đây là những việc mang lại sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Trong ngày tết, mọi người thường quan tâm đến cách ứng xử đối với người xung quanh. Ngày thường người ta có thể nói sao thì nói, nhưng đã là tết, là ngày vui của năm thì mọi người thường tỏ ra vui vẻ, hồ hởi và thân mật với những người xung quanh để tạo không khí ấm áp, vui tươi của mùa xuân. Ngày đầu năm phải nói những lời hay, ý đẹp, tránh những từ xui xẻo, rủi ro như “chết rồi”, mất tiêu rồi”…

Ngoài những kiêng cữ nói trên, người ta còn có một số kiêng cữ khác nữa như: Khách đến chúc tết, tuyệt đối không được từ chối lời mời ăn uống của gia chủ, dù no cũng phải ăn chút ít lấy lệ để gia chủ vui lòng; Lớp trẻ đi chơi đâu cũng phải ráng về trước lúc giao thừa, ai không về kịp xem như cả năm phải bôn ba ngoài xã hội; người ta kiêng xuất hành vào ngày mồng 5, người Việt tin rằng ngày này không thích hợp cho việc xuất hành (ca dao: ngày năm, mười bốn, hăm ba, đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn). Với quan niệm “có kiêng, có cữ, có dữ, có lành” nên mọi người đều “giữ mình” trong những ngày tết để cuối năm không phải hối hận.

Để cho năm mới được trọn vẹn như ý muốn, ngoài những kiêng cữ trên đây, bà con người Việt ta còn tin vào những điềm lành sẽ đến với gia chủ như việc chưng hoa mai, hoa đào, cây quất trong những ngày tết sẽ mang lại điềm may mắn trong những ngày Tết. Nếu sau giao thừa, hoa mai nở thêm thì đó là dấu hiệu may mắn, còn hoa đào có nhiều cánh, kép 3 lớp trên đài hoa và hoa có dáng như bông hồng thì có nhiều phúc lộc. Cây quất nếu đủ “tứ quý”: quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì năm đó gia chủ gặp may mắn và thành đạt. Chính vì vậy, vào dịp tết tết Nguyên Đán, bà con thường mua hoa mai, hoa đào, cây quất về chưng với hi vọng trong năm có đầy đủ sự may mắn, tài lộc và thành đạt.

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -