Gần Tết, nhiều người dân lại tới ‘phố ông đồ’ trên vỉa hè Văn Miếu, Hà Nội để xin chữ. Ai cũng muốn có chữ đẹp, ý nghĩa, mang về treo nhà ngày Tết.
|
Một góc ‘phố ông Đồ’ với giấy đỏ treo kín tường Văn Miếu vào chiều 28 Tết. |
|
Tại một góc phố, cả gia đình ông đồ Nguyễn Đức Phong, 39 tuổi, đang chuẩn bị cho buổi bán chữ. |
|
Giấy đỏ viết chữ thư pháp treo ngay ngắn phía sau mỗi ông đồ thay cho “biển quảng cáo”. |
|
Ông Văn Thùy, 74 tuổi, chọn cách quảng cáo đơn giản với chỉ một tấm bảng trên tường. Ông là học trò của nhà thơ Vũ Đình Liên – tác giả bài thơ “Ông Đồ”. |
|
Tại một góc tường khác, ông đồ đang cặm cụi viết chữ cho khách. |
|
Bàn tay nhẹ nhàng đưa cọ trên bề mặt giấy đỏ, từng nét chữ hiện lên. |
|
Càng sát Tết, người đến xin chữ càng đông, các ông đồ phải làm việc liên tục. |
|
Nhưng đối với những ông đồ cao tuổi như Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược và nhà thơ Văn Thùy, viết chữ thư pháp không phải là việc có thể làm ‘công nghiệp’. Thỉnh thoảng, dù đông khách, hai cụ lại dành chút thời gian nghỉ tay, thư giãn. |
|
Chờ bố xin chữ lâu, bé gái ngủ thiếp đi nhưng một tay vẫn giữ chặt tờ giấy đỏ. |
|
Nhóm du khách người nước ngoài đang chăm chú xem một ông đồ viết chữ. |
|
Người đến phố ông đồ xin chữ có đủ già trẻ, nam nữ với mong muốn gửi gắm tâm niệm, mong cầu của mình vào thư pháp, để mang về treo lên tường nhà. |
|
Còn đối với các ông đồ, ngoài thú vui được cho chữ, Tết cũng là cơ hội kiếm một khoản tiền để có thêm giấy mực viết chữ trong năm. |
Quý Đoàn
Bình luận