Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong 3 ngày
Tết, đặc biệt là ngày mùng 1
Tết, đã được ông bà ta từ ngàn xưa đã chiêm nghiệm và đúc kết, truyền lại cho con cháu đến ngày nay. Vậy những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày
Tết là gì?
Những điềm lành ngày Tết
Hoa mai: Sau
Giao thừa, đến sáng mùng 1 Tết, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may, mọi người ai cũng cầu mong, vì sách có câu “Hoa khai phú quý”.
Vì vậy từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu co hoa nở là điềm may mắn cho năm mới. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh xuất hiện bất ngờ.
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ “Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang”.
Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.Cây quất: Nếu cây có một hoặc nhiều hoa nở sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, hoặc chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.
Những điều kiêng kỵ ngày Tết
Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:
Kỵ mai táng: Ngày
Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn
dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn
dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi
chúc Tết,
mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.
Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v…
Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của
Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì
thần Tài sẽ đi mất.
Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.
Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: “Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn”).
|
Những tập tục kiêng kỵ ngày Tết, theo quan niệm dân gian. |
Không biết tự bao giờ những tập tục ngày đầu xuân này đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ngày nay, con người hiện đại vẫn truyền tai nhau nét truyền thống này như một phương thức tâm linh để tự bảo vệ trước những điều bất trắc, điềm “gở”, đồng thời chủ động đón điều lành đến nhà.
Đề cập riêng về hệ quả của việc tuân thủ hay không những điều kiêng kỵ này, Tiến sĩ Nguyễn Đệ, Giảng viên khoa Văn hóa học, Đại học Văn hóa TP HCM cho rằng, nó tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Bởi trên thực tế chưa có trường hợp cụ thể nào chứng minh được tính đúng sai của các vấn đề kiêng kỵ trên. Song ông nhìn nhận, việc hiểu biết các tập tục này sẽ giúp người ta biết cách cư xử sao cho phù hợp, tránh gây hiểu lầm, khó xử.
Theo Lao Động
Bình luận