Nói đến đặc sắc của các sống trên vùng đất này, người ta thường nhắc đến lễ hội lồng tồng của đồng bào , , lễ hội cấp sắc của đồng bào Dao, lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông hay lễ hội nhảy lửa của đồng bào Pà Thẻn…

Có thể các lễ hội của đồng bào vùng cao không có quy mô rộng lớn như những lễ hội vùng xuôi nhưng với những giá trị nguyên bản, nó đã tạo nên nét đặc sắc riêng, độc đáo.

Với dân số tương đối đông, phân bố rộng khắp trong cả tỉnh, đồng bào Tày, Nùng được biết đến với lễ hội Lồng Tồng, tức là lễ hội xuống đồng. Hàng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức cúng trên một đám ruộng nhất định trước bản. Mỗi gia đình sẽ đem đến một mâm lễ bao gồm: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc để dâng trời đất. Thầy cúng sẽ cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hoà để cho dân làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu tốt tươi. Sau phần lễ, người ta tổ chức nhiều trò chơi cho mọi người dân cùng tham gia như: Tung còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, hát đối đáp…

Trong vài năm trở lại đây, người dân trong và ngoài tỉnh thường biết đến lễ hội lồng tồng của bà con người Tày ở xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Vào ngày Rằm tháng Giêng, sau lễ dâng hương chùa Sùng Khánh, người dân nơi đây lại vui hội lồng tồng ở ngay khoảnh đất dưới chân đồi trước chùa Sùng Khánh. Với những nét văn hoá đặc sắc, lễ hội lồng tồng của người dân nơi đây ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh tham dự.

Còn với đồng bào Mông thì lễ hội Gầu tào (gruôv taov)- có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân-  được coi là tiêu biểu nhất. Đối với người Mông, khi hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con trai, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ cầu trời đất, thần linh và hứa nếu sinh được con trai thì họ sẽ tổ chức lễ hội cho mọi người vui xuân.

 
Lễ hội Gầu Tào của người Mông. Ảnh: Xuân Đôn

Lễ hội thường được tổ chức sau ngày mùng 2 , kéo dài 1 đến 3 ngày trên những khu đồi tương đối bằng, thuận đường đi lại. Ngày khai hội, ngoài việc chuẩn bị lễ vật do gia chủ thực hiện thì mọi thủ tục đều do ông thầy cúng tiến hành. Sau bài cúng tạ trời đất đã ban cho con cái và sức khoẻ của thầy cúng, đại diện các khách dự hội cầu chúc gia chủ, dân làng người yên, vật thịnh. Nghi lễ khai hội là điệu múa khèn, tiếp theo là cảnh hát hội do ông chủ hội (một người cao tuổi có uy tín trong làng) và một vài ông già hát dẫn lời. Kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra rất sôi nổi khắp quả đồi rộng. Chỗ này là đám thi bắn nỏ, quay cù, chỗ kia là từng tốp các chàng trai, cô gái chơi đánh yến, ném quả pao, hát gầu plềnh… Đặc sắc nhất chính là thi múa khèn, người ta thi múa khèn trên cọc, những tay khèn cao thủ còn làm những động tác khá nguy hiểm như uốn người qua một đòn gánh bắc ngang trên chảo thắng cố… Các trò chơi diễn ra vô cùng hào hứng mặc dù phần thưởng cho người thắng cuộc chỉ là một bầu rượu ngô. Hết hội, thầy cúng và gia chủ làm lễ hạ cây nêu. Thân cây nêu được đem về làm dát gường cho gia chủ, chùm giấy hình nhân treo trên đỉnh cây nêu đem về treo trong buồng, bầu rượu thì được đổ tung ra 4 hướng… Lễ hội kết thúc nhưng đồng bào còn chơi xuân đến hết Rằm tháng Giêng mới bắt tay vào lao động sản xuất.

Lễ hội Gầu Tào thể hiện gần như đầy đủ các loại hình văn hoá dân gian của dân tộc Mông. Chính vì vậy, các ngành chức năng của Hà Giang đang từng bước khôi phục lễ hội này cho đồng bào vào những dịp xuân về.

Nếu như ở lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng hay lễ hội Gầu Tào của người Mông, phần hội tương đối đậm nét thì với lễ hội cấp sắc của người Dao tập trung chủ yếu vào các nghi lễ, vì thế phần hội có phần mờ nhạt.


Lễ cấp sắc của người Dao. Ảnh: Đức Tân

Người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn nên kinh tế phát triển khá ổn định mà còn bởi họ đã giữ gìn và bảo lưu hầu như nguyên vẹn những giá trị của dân tộc mình. Một trong những giá trị đó chính là lễ cấp sắc- một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đời một người đàn ông Dao. Người Dao quan niệm rằng nếu chưa được cấp sắc thì tuổi có cao vẫn bị coi là chưa trường thành song nếu tuổi có nhỏ mà đã được làm lễ cấp sắc thì vẫn được cộng đồng thừa nhận là người đàn ông trưởng thành, được phép tham dự vào công việc của dòng họ, làng bản…

Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như: Lễ đội đèn, lễ cây giữ đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh mã, lễ trình diện Ngọc hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên và thần thánh… Xen lẫn giữa các nghi lễ là rất nhiều điệu múa nghi lễ cổ truyền của người Dao.

Người Dao có nhiều nhóm khác nhau, sống ở nhiều vùng khác nhau nên cách thức tổ chức lễ Cấp sắc cũng có những điểm khác nhau. Song về nội dung, ý nghĩa thì đều giống nhau, các điều răn dạy ghi trong văn bản cấp sắc cho người thụ lễ đều hướng thiện, tuyệt đối kỵ làm điều ác. Đó là sự tôn trọng thầy giáo, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, chung thuỷ với bạn bè, trọng nghĩa, có lòng vị tha, không phản bội, lừa gạt, dâm đãng… Những điều giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và cộng đồng nên có giá trị giáo dục rất lớn. Những lời cúng trong từng nghi lễ có giá trị lịch sử rất lớn. Vậy nên, mỗi lần tham gia lễ cấp sắc, cộng đồng lại được nghe lại cội nguồn, xuất xứ của dân tộc mình, tạo nên lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn của ông cha để sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó. Lễ cấp sắc cũng là dịp để cộng đồng được gặp gỡ, giao lưu, trai gái có thể nhảy múa, ca hát… Đây thực sự là ngày hội của mọi người dù chỉ trong họ tộc, làng bản.

Từ những sưu tầm, nghiên cứu thực tế cho thấy, lễ cấp sắc của đồng bào Dao là cả một kho tàng văn hoá cổ truyền mang tính giáo dục và giá trị văn hoá nghệ thuật rất lớn, là nét văn hoá điển hình trong đời sống của đồng bào.

Nói đến những lễ hội đặc sắc của vùng đất này không thể không nhắc đến lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn. Người Pà Thẻn có khá nhiều lễ tết trong một năm nhưng đáng chú ý nhất là lễ nhảy lửa. Sau khi ăn tết xong người Pà Thẻn thường tổ chức lễ nhảy lửa để mọi người cùng vui chơi. Lễ hội này với nhiều nghi thức mang màu sắc thần bí như sau khi thầy cúng làm lễ xong, ý như là gọi các ma về nhập vào các cậu thanh niên- thường khoảng 12 thanh niên khoẻ mạnh- khi đó họ có thể nhảy trên than nóng, thậm chí có người còn bốc cả than nóng cho vào mồm … Với người Pà Thẻn thì nhảy lửa là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn.

Trên đây chỉ là một vài lễ hội tiêu biểu của một số ít các dân tộc đang sinh sống ở Hà Giang. Trong thực tế, mỗi dân tộc đều có một hệ thống các lễ hội riêng của mình. Tuy nhiên, với điều kiện sinh sống đặc trưng của đồng bào, lễ hội của các dân tộc thường chỉ diễn ra trong phạm vi khiêm tốn làng bản của mình. Không những thế, có rất nhiều lễ hội của đồng bào vì nhiều nguyên nhân khách quan đã không được tổ chức từ lâu. Chính vì vậy, nhằm giữ gìn và bảo tồn giá trị truyền thống các dân tộc, trong những năm gần đây, Hà Giang cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên, cứu, sưu tầm và khôi phục lại lễ hội ở một số dân tộc. Tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn, thực tế là còn rất nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào cần được khôi phục, gìn giữ và giới thiệu vì ở đó lưu giữ hầu như những giá trị văn hoá truyền thống của  dân tộc đó.

Nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục lại những lễ hội đặc sắc của các dân tộc không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như chủ trương của Đảng và nhà nước ta mà còn giúp tự tôn lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ – tương lai của vùng đất này./.

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -