, khổ qua nhồi thịt, tôm khô … là những món ăn không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới của người .

Thực đơn ngày Tết của người không thể thiếu các món , dưa hành, thịt đông, thịt bò kho quế… Người có bánh tét, dưa món, nem chua, tré, món bò bắp giầm nước mắm xắt lát, ăn kèm với dưa món chua chua, ngọt ngọt. Riêng với người miền Nam, bánh tét là món không thể thiếu dùng để cúng ông bà. Bên cạnh đó, thực đơn ngày Tết ở đây còn có các món ăn rất dân dã như thịt kho tàu, dưa cải muối, tôm khô củ kiệu, khổ qua dồn thịt…

thit-kho-tau-jpg_1359170901[1332088530].
Thịt kho tàu. Ảnh: Phan Hữu Tưởng.

Món ăn phổ biến nhất trong ba ngày Tết là thịt kho tàu, còn được gọi là thịt kho hột vịt hay thịt kho nước dừa. Những ngày giáp Tết, các bà nội trợ của gia đình đã lo đi chợ mua loại thịt ba rọi, trứng vịt, nước dừa xiêm tươi. Thịt ba rọi mua về được rửa với nước muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thái thịt thành từng khúc cỡ ba ngón tay, ướp thịt với các loại gia vị như nước mắm, muối, đường, tỏi, hành tím, ớt sừng trâu bằm nhỏ… Thịt ướp trong khoảng 30 phút để ngấm gia vị. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi. Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt thật mềm, nước trong nồi chuyển sang màu vàng cánh gián đẹp mắt là được.

banh-tet-jpg_1359171397[1332088530].jpg
Bánh tét.

Món thứ hai không thể thiếu là bánh tét, đây là món chính không thể vắng mặt trong ngày đầu năm. Bánh tét người miền Nam có hai loại là bánh mặn với nhân là đậu, thịt lợn và bánh ngọt có nhân chuối hoặc nhân đậu xanh. Bánh tét của miền Nam có cách gói gần giống với bánh tét của người miền Trung, cũng gói thành đòn dài với lớp lá chuối bọc bên ngoài, bên trong là nếp, tùy bánh ngọt hay mặn mà sử dụng loại nhân cho phù hợp. Ngoài việc dùng để cúng ông bà, làm quà biếu, bánh tét kết hợp với tôm khô củ kiệu còn là món ăn ngon miệng không thể thiếu trong những ngày Tết.

kho-qua-jpg[1332088530].jpg
Khổ qua nhồi thịt.

Một món ăn dân dã khác không thể không nhắc đến là khổ qua dồn thịt. Bên cạnh là một món ăn ngon miệng, có tác dụng thanh mát cơ thể, người miền Nam ăn món này đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong mọi chuyện không vui sẽ qua đi, một năm tươi sáng sẽ đến với mọi gia đình. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến món tôm khô ăn với củ kiệu ngâm chua.

cu-kieu-jpg[1332088530].jpg
Dưa kiệu. Ảnh: Phan Hữu Tưởng.

Làm món này rất đơn giản, củ kiệu tươi mua về ngâm qua nước tro một đêm để giảm bớt mùi hằng. Sau đó làm sạch rễ và lá, cho lên trên mâm hoặc cái sàng và đem phơi, nếu trời nắng to chỉ cần phơi trong một buổi là được. Cho củ kiệu vào lọ thủy tinh, một lớp kiệu một lớp đường cát trắng, đậy kín lọ lại để kiệu tự ra nước, trong khoảng từ mười ngày đến hai tuần là dùng được. Củ kiệu được kết hợp với tôm khô tạo thành một món ăn rất ngon miệng với vị chua ngọt lại bùi bùi rất đặc trưng và ngon miệng.

Trên đây là những món ăn đặc trưng trong ngày Tết, mang đậm bản sắc văn hóa của người Nam bộ. Ngoài việc đơn thuần là món ăn, ẩn chứa đằng sau là ước mong tâm linh mọi đau khổ sẽ qua đi, chào đón một năm mới vuông tròn, hạnh phúc và đầy may mắn.

Bài và ảnh: Khánh Hòa

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -