Nói đến tủ thờ, nhiều người nghĩ ngay đến làng nghề tủ thờ Gò Công ở ấp Ông Non, xã Tân Trung, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang
Người có công khai sinh ra làng nghề, giữ gìn và đưa tên tuổi của làng nghề này vươn ra thế giới là ông Ba Đức, được mệnh danh là “kỷ lục gia” của tủ thờ Gò Công, đã sản xuất chiếc tủ thờ trị giá 750 triệu đồng với 30 trụ đứng chạm trổ tinh xảo.
Để sản xuất một chiếc tủ thờ đúng thương hiệu tủ thờ Gò Công cần phải trải qua nhiều công đoạn với yêu cầu kỹ thuật rất cao.
Với những nét chạm trổ tinh xảo, thương hiệu tủ thờ Gò công vươn ra thế giới.
Cưa và bào là 2 khâu quan trọng đầu tiên để làm nên chiếc tủ thờ Gò Công tinh xảo.
Sản xuất chiếc tủ thờ Gò Công phải trải qua 6 công đoạn: Cưa, tiện, mộc, cẩn, sơn, ráp thành. Mỗi thợ chỉ đảm nhận một công đoạn. Ngoài sản xuất tủ thờ, các thợ còn làm thêm các sản phẩm truyền thống khác của người Việt Nam.
Người thợ cẩn xà cừ được ví như người thổi hồn vào chiếc tủ thờ. Công việc đầu tiên là phác thảo hình dáng của xà cừ.
Từ một lưỡi cưa nhỏ, người thợ dùng sức mạnh và sự khéo léo của mình để biến những miếng xà cừ thành hình dáng như phác thảo.
Phun sơn – công đoạn cuối cùng để hoàn thành chiếc lư, một phụ kiện đi kèm, làm tôn vinh thêm vẻ đẹp của tủ thờ Gò Công.
Gỗ phải phơi trong 1 tháng, lúc phơi phải thường xuyên trở đều 2 mặt để gỗ không bị cong. Sau đó đem đi sấy để gỗ không bị mối mọt đục hoặc bị co giãn gây hở mối nối giữa các chi tiết.
Thợ sơn tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ để màu sắc tủ thờ được đồng đều, bóng loáng.
Ngày nay, để đục gỗ theo hình dáng của xà cừ đã có máy đục hỗ trợ. Tuy vậy, áp lực công việc cũng rất lớn, vì chỉ cần một sơ suất nhỏ sẽ làm hư mặt gỗ.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận