Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands, chữ Hán: 黄沙 hay 黄沙渚[1], có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng), là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý. Hoàng Sa (黄沙), có nghĩa là “cát vàng”, là tên Người Việt đặt cho quần đảo này, còn người Trung Hoa gọi quần đảo này với những tên gọi là: Trung văn giản thể: 西沙群岛; Trung văn phồn thể: 西沙群島; bính âm: Xīshā qúndǎo, Hán-Việt: Tây Sa quần đảo.
Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; Trung văn giản thể: 南沙群岛; Trung văn phồn thể: 南沙群島; bính âm:Nánshā Qúndǎo; Hán-Việt: Nam Sa quần đảo; tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp thực thể địa lí được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốtthuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei,Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Việt Nam
Việt Nam thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa thời phong kiến
Trong nhiều thế kỷ, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách liên tục, hòa bình, không gặp sự tranh chấp, xung đột hay phản đối nào từ các quốc gia khác.
Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc
‘Tam Sa’ – sự phi lý giữa biển Đông
Khi Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, trong đó sáp nhập cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, phần lớn các nước, các tổ chức, các nhà nghiên cứu đều phản đối và cho rằng đây là một việc làm phi pháp, phi lý.
Nguồn : Wikipedia & VNExpress
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận