Ok om bok là một lễ hội của người Khmer, Ok om bok ( trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi) theo tiếng Khmer. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày Rằm Cađấc theo Phật lịch, dịp rằm tháng 10 âm lịch. Thường được tổ chức tại của mỗi phum sóc diễn ra tại sân chùa, hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nơi đông bà con người Khmer.

Lễ vật cúng trăng

Người Khmer lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng trăng. Ngoài ra còn có các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột (khoai lang, khoai môn, sắn), hoa trái (dừa, chuối, bưởi, cam…), bánh kẹo.

Dựng cổng tre, trúc

Trước tiên, người Khmer làm một cái cổng hoa lá với 2 cây tre, trúc làm trụ và lá dừa làm vòm ngang. Trên đó, người ta giăng một dây trầu 12 lá được cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau 7 trái được chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Dưới cổng trúc, các lễ vật được đặt ngay ngắn để tỏ lòng thành kính dâng tới thần Mặt Trăng.

Nghi lễ

soctrang-gov-7950-1384138444.jpg

Lễ cúng trăng được tổ chức ở hầu hết các phum, sóc. Ảnh: soctrang.gov.vn

Vào đêm 14 trăng tròn hoặc 15 khi trăng lên cao, người người lại tập trung ở sân chùa hoặc sân nhà, hướng về phía mặt trăng để làm lễ. Lễ có sự tham gia của cả người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Người cao tuổi nhất trong phum, sóc (làng, xóm) hoặc trong nhà sẽ được mời để làm lễ. Chủ lễ khấn vái bày tỏ lòng biết ơn của con người đối với thần Mặt Trăng, xin thần Mặt Trăng tiếp nhận lễ vật và ban cho mọi người , mùa màng tươi tốt.

Các em nhỏ, sau khi cúng, sẽ được chủ lễ đút cốm dẹp và một ít thức ăn khác vào miệng, đồng thời cũng được vỗ nhẹ vào lưng và hỏi về những mong muốn của mình. Các ước muốn của mầm non sẽ là niềm tin và động lực cho người lớn vào năm tới. Sau đó, tất cả cùng quây quần thưởng thức lễ vật, ca hát, vui chơi.

Hội đua ghe Ngo

Ghe-Ngo-5280-1384138448.jpg

Ghe ngo chuẩn bị cho ngày hội đua trong lễ hội Ok Om Bok. Ảnh: datphongngaynay.com

Theo của người Khmer, sau lễ Cúng Trăng là tục đua ghe ngo. Đây là nghi thức tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông.

Ghe Ngo dài khoảng 22-24 m, ngang 1,2 m, có từ 50 đến 60 tay bơi. Ngày nay, do không còn thân gỗ độc lớn để làm nên ghe Ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Mũi và lái của ghe đều cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe của mình. Dưới lườn ghe người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu (đonxanh tuôk) nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe vọt khi bơi.

Thông thường, các đội ghe tham dự sẽ được chia thành 2 nhóm: nhóm đã được xếp hạng từ mùa giải trước và các nhóm còn lại. Cùng với tiếng cồng chiêng, hát, hò, đua ghe ngo trở thành một văn hóa, thể thao mang tính truyền thống của người dân Khmer.

Thả đèn nước

den-nuoc-chudu24h-com-9777-1384138449.jp

Thả đèn. Ảnh: chudu24h.

Chiếc đèn được làm bằng thân và bẹ chuối, có cấu tạo như ngôi đền, trang trí hoa văn màu sắc sặc sỡ. Đầu đèn có treo cờ phướn, xung quanh cắm đèn cầy và nhang, bên trong có bày các thức cúng.

Theo đèn nước tượng trưng cho dấu chân còn lưu lại của Đức Phật bên bờ hồ Namătea để độ chúng sinh hoặc còn để tưởng nhớ một cái răng của Phật được vua loài rắn Neaka Reach cất giữ. Vì thế ý nghĩa của việc thả đèn nước là để tụng kinh tưởng nhớ đức Phật, đồng thời xin lỗi thần Đất, thần Nước vì làm ô uế, dơ bẩn nguồn nước, đào xới đất nơi đây.

Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa khác như cờ ốc, bi sắt, múa Răm Vông. Đến các tỉnh Nam Bộ mùa Ok Om Bok, chắc chắn du khách sẽ có ấn tượng khó phai về một mùa lễ hội lung linh và náo nhiệt.

Thu Phương

Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -