Từ xưa đến nay, từ đông sang tây, từ nam chí bắc và cả tứ hải năm châu nầy thì những con số trong sự tính toán của con người đều có những mục đích khác nhau
- Văn phòng: Số nhà 22A - 22B, Ngõ 2 Cầu Bươu, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội ( KHÔNG TRƯNG BÀY SẢN PHẨM )
- Quý khách có thể đặt hàng ngay trên website hoặc qua hotline: 0965.163.169 | 0975.163.169 | 0949.163.169 | 0902.112.114 | 0915.511.577
- Quý khách cũng có thể xem hàng và mua hàng trực tiếp tại Nhà máy ( Hỗ trợ khách hàng 100% chi phí đi lại hoặc xe ô tô của X HOME đưa đón) :
+ Địa chỉ: Thôn Phú Đa 1, Xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. ( Có Bãi đậu Ô tô )
+ Zalo: 0965.163.169 | 0975.163.169
Từ xưa đến nay, từ đông sang tây, từ nam chí bắc và cả tứ hải năm châu nầy thì những con số trong sự tính toán của con người đều có những mục đích khác nhau nhưng chung qui vẫn không ngoài cột mốc thời gian nhằm định hình và bảo tồn quy luật vận hành của Vũ trụ.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng truyền thuyết:
Theo truyền thuyết Bồ Đề Đạt Ma (bodhidharma) 470-543, là Tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ và là Sư tổ của Thiền tông Trung Quốc. Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la (sa. prajñādhāra).
Bát-nhã-đa-la từng dặn học trò của mình là Bồ Đề Đạt Ma hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc. Như thế Bồ-đề-đạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung Quốc? Cũng có thuyết nói rằng Bồ-đề-đạt-ma đến Trung Quốc lúc 60 tuổi. Ở đây chúng ta không bàn về chuyện Bồ Đề Đạt Ma đợi đến 60 năm sau ngày sư phụ mất mới được đi Trung Quốc hay là Bồ Đề Đạt Ma đi Trung Quốc năm 60 tuổi cái nào đúng, cái nào sai, cuối cùng thì Bồ Đề Đạt Ma vẫn là người đầu tiên và là vị tổ sư thứ nhất mangThiền Ấn Độ đến truyền bá cho xứ này, ta chỉ để ý một điều là ở con số 60, phải là 60 không hơn, không kém, như vậy con số 60 có sức thuyết phục như thế nào trong sự vận hành giữa trời đất và con người? và ảnh hưởng của nó chắc chắn không phải là nhỏ trong chuyện thành, bại “kiết, hung” mà cuộc đời con người phải trải qua.
Trước khi viên tịch Bồ Đề Đạt Ma có dặn dò với truyền nhân của người rằng: “Sau nầy nếu có ai hỏi mi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ”.
Hai trăm năm sau ngày mất của Bồ Đề Đạt Ma thì đến đời thứ sáu là Lục Huệ Tổ (Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng “Lục Huệ Tổ” là vị tổ cuối cùng ở dòng Thiền Trung Hoa), thì người không tìm được truyền nhân để truyền Y, Bát, do vậy phật giáo ở Trung Quốc đến đời Lục Huệ Tổ là đã thất truyền đúng như lời tiên tri của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma trước lúc lâm chung.
Tại sao không đợi đến đời thứ 5, thứ 7, thứ 8 mà phải là đời thứ 6 (con số ngược của con số 60) của Lục Huệ Tổ (Huệ Năng) phật giáo Trung Quốc không tìm được người để truyền Y Bát (Y phục và Bát xin ăn của những hành giã đi khất thực trên đường, nghĩa đen không tìm được ai để đem hết tinh hoa, hiểu biết của mình mà truyền lại cho đời sau)?
Chúng ta hãy xem bằng dòng thời gian:
Một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút, một phút có 60 giây;
Bạn có để ý không, các nhà làm lịch, tính thời gian bằng cách nào mà không chia 1 giở bằng 59′, 1 giở bằng 51′, hay 1 giở bằng 65′, 70′ … mà dứt khoát phải là 60 phút?, một phút phải là 60 giây?
Nếu chúng ta không thấy mặt trời có nghĩa là chúng ta đang ở trong bóng tối, nếu ai đó muốn sống trong bóng tối lâu hơn 60 giờ có nghĩa là bạn đã vượt qua quy luật của Vũ trụ! hãy dừng lại và tiếp tục đi theo quy luật của tự nhiên.
Chúng ta hãy tiếp tục bằng cách tính Can chi và Địa chi:
Can chi gồm có 10, tuần tự là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỹ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
Địa chi gồm 12: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn,Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Can chi, Địa chi hợp lại thành Lục thập hoa giáp (60 năm), người xưa đã lấy con số 60 làm vòng quay của một cuộc đời, chẳng hạn bạn ghép hai từ đầu của Can chi và Địa chi thành Giáp Tý thì 60 năm sau mới quay trở lại cặp đôi nầy, đây là một trong những cách tính ra “tuổi” của các bạn đấy.
Nếu bạn muốn tính “tuổi” cho đúng thì phải luôn luôn nhớ cách chọn một, bỏ một trong hệ “Can”, ví dụ bạn tuổi “Thân” thì chỉ có Giáp Thân, bỏ chử “Ất” rồi mới đến Bính Thân …theo cách tính nầy thì bạn không bao giờ có “Đinh Thân”, Kỹ Thân, Tân Thân phải không?
Phải chăng từ chổ diệu kỳ của con số 60 nầy mà các nhà Toán học đã nghĩ ra cách tính “tuổi” kết hơp (âm+dương) lại với nhau thật là hoàn mỹ, Ví dụ bạn sinh năm 1981 nhưng bạn không biết mình chi gì, can gì? thì cách tính như sau:
Bạn lấy năm 1981 trừ cho 3, xong rồi chia cho 60 thì bạn sẻ có số dư là 58 (nhớ là phải để lại số dư!)
– . Nếu tìm Can của nó là thì lấy số dư chia cho 10, xem số dư của nó là bao nhiêu?
Ví dụ: Như trên. 58/10 = 5 còn dư 8 (58 – 50 = 8) bạn tính tuần tự Giáp = 1, Ất = 2, Bính = 3, Đinh = 4, Mậu = 5, Kỹ = 6, Canh = 7, Tân = 8, cuối cùng bạn được Can của nó là “Tân” (1)
– Nếu tìm Chi của nó là thì lấy số dư chia cho 12, xem số dư của nó là bao nhiêu?
Ví dụ: 58/12 = 4 còn dư 10 (58 – 48 = 10) bạn tính tuần tự theo qui định Tý, Sửu…v…v, Dậu = 10, cuối cùng bạn được Chi của nó là “Dậu” (2).
Xong rồi bạn ghép (1) và (2) sẻ ra năm sinh của bạn theo âm lịch là năm “Tân Dâu.” Từ cách tính nầy các bạn có thể tính bất cứ năm nào, của bất cứ ai từ trước đến nay. có thể tính tới, tính lui, xuôi ngược đều đúng. Qua điều nầy bạn mới cảm nhận được các nhà làm “lịch” quá giỏi phải không!
Vậy mà, có người vẫn còn thắc mắc hỏi thêm:
Chia cho 60 thì được rồi, sao không trừ cho số nào mà là trừ cho 3?
Ừ nhỉ! con số 60 và con số 3 mà các nhà toán học sử dụng là họ dựa vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa đó bạn. Trong không gian 3 chiều mà chúng ta đang sống hiện tại họ ví như một hình tam giác đều và mỗi góc có số đo bằng 60 độ.
Chúng ta biết rằng Trái đất mà chúng ta đang sống bắt nguồn từ sự hình thành của Thái Dương Hệ trong vũ trụ bao la. Không biết ai đã tính toán ra điều này mà tất cả mọi việc đều chi ly, chu đáo quá: Chỉ có thiếu chứ không có thừa! Do vậy, ta có (-3) chứ không có (+3). Còn việc lập luận ra bài toán này lại là một chuyện khác.
Từ những dẫn chứng được nêu như ở trên, ta thấy rằng cuộc đời con người luôn được dẫn dắt bởi chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều cao của cuộc sống, trọng tâm của mọi vấn đề luôn ở trong giới hạn, đừng bao giờ mong ước những điều không có thực hay ở ngoài khả năng của mình, có thể bạn đã vượt qua qui luật tự nhiên rồi đó.
Xem tiếp bài Chu kỳ “60 năm cuộc đời” – Phần 2
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
Bình luận