Phong tục làm cho sắc thái trở nên đa dạng, phong tục giúp chúng ta phân biệt được cộng đồng này, này, nước này khác với cộng đồng khác, khác, nước khác. Sống đúng với phong tục của nước mình, mình mới là sống đúng với . Phong tục nói chung và các phong tục của thiểu số trên lãnh Việt Nam nói riêng là một đề tài vô tận, bởi nước ta có 54 với rất nhiều phong tục, nghi lễ văn hóa khác nhau.

Vẻ đẹp của những phong tục trong cách thờ cúng tổ tiên, cách tổ chức lễ hay những tục lệ trong hiếu, hỷ,.. là những hoạt động mang đậm ý nghĩa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Vì thế, nếu muốn hiểu về văn hóa truyền thống thì phải tìm hiểu từ các phong tục bởi đây chính là tấm gương phản ánh chân thực nhất cuộc sống.

100 Điều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam giới thiệu một số phong tục, tập tục trong hiếu hỷ hay những ngày lễ tết lớn tiêu biểu nhất của Việt Nam. Hơn nữa, cuốn sách còn giới thiệu một số những tục lệ hay, những ngày lễ của các vùng miền và một số dân tộc tiêu biểu. Hầu hết các phong tục vẫn được duy trì đến ngày hôm nay, nhưng một số phong tục bị mai một đi theo thời gian và một số khác được chắt lọc hoặc được kết hợp với nhau cho phù hợp với xã hội hiện đại.

Xem đầy đủ 100 điều nên biết về Phong Tục Tập Quán Việt Nam

Download tập tin PDF  100 Điều Nên Biết Về Phong Tục Tập Quán Việt Nam

Lời nói đầu

“Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, ‘Tục” là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội….

Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.

Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.

Một cuộc cách mạng có thể thay đổi chính thể nhanh chóng, tiếp theo sau hàng loạt hệ thống pháp luật được thay đổi. Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp tuân theo. Vì tục hay thì nhiều người bắt chước nhau làm, tục dở nhiều người cũng sẽ bắt chước nhau bỏ dần.

Bản thân các phong tục cũng nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn mãi giữa cái cũ và cái mới. Ngay như quan niệm về thẩm mỹ cũng luôn biến đổi. Ví dụ, cái búi tóc của nam giới rõ ràng là lạc hậu song cũng phải qua quá trình đấu tranh lâu dài mới mất đi, nhưng bộ răng đen của nữ giới ngày xưa được ca tụng là đẹp, là duyên dáng, mấy năm sau Cách mạng Tháng Tám chẳng ai bắt buộc gò ép mà tự nhiên biến mất nhường chỗ cho hàm răng trắng.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới hiện nay, không phải chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hoá. Có những phong tục xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc tìmnhững phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở.

Tất nhiên, bản chất mỗi cá nhân cũng phải sống, giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã hội, những kiểu cách rởm, trái với phong tục, bản sắc dân tộc, trái với con mắt của đông đảo quần chúng sẽ tự đào thải và bị loại trừ dần. Suy rộng ra phong tục cũng vậy, phục hồi và phát huy thuần phong tục, chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, hoan nghênh; phục hồi làm sống lại những đồi phong bại tục sẽ bị xã hội lên án.

Những nội dung trình bày dưới dạng hỏi đáp trong cuốn sách này chỉ nhằm giải đáp phần nào xuất xứ của các phong tục đã tồn tại ở nước ta, để các bạn tham khảo, tự phân tích, cái nào hay nên theo, cái nào dở nên bỏ, cái nào còn hạn chế những xét thấy chưa thể bỏ ngay thì tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà châm chước vận dụng cho thích hợp…

Bản thân tác giả cũng mong góp được một phần nhỏ trong cuộc đấu tranh nói trên. Rất mong nhận được sự thông cảm, ủng hộ cũng như sự góp ý chân tình của đông đảo bạn đọc gần xa.

Mục I: Cưới hỏi

  1. “Nam nữ thụ thụ bất thân: nghĩa là gì?
  2. Mối lái là gì?
  3. “Lễ vấn danh” có ý nghĩa gì?
  4. “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” có đúng không?
  5. Người trong cùng họ lấy nhau được không?
  6. Sự tích tơ hồng.
  7. “Tục thách cưới” hay dở ra sao?
  8. Bánh “su sê” hay bánh “phu thê”?
  9. “Tiền nạp cheo” là gì?
  10. Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới.
  11. Cô dâu trước khi về nhà chồng cần có những thủ tục gì?
  12. Lễ xin dâu có ý nghĩa gì?
  13. Mẹ chồng làm gì khi con dâu về đến nhà?
  14. Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?
  15. Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái có trâm hay kim?
  16. Tại sao phải có phù dâu?
  17. “Lễ lại mặt” có ý nghĩa gì?
  18. Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi.
  19. Khi người đàn bà tái giá có những thủ tục gì?
  20. Tại sao “nạ dòng” không lấy được “trai tơ”?
  21. Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao?
  22. Nên nhìn nhận vấn đề li hôn như thế nào?

Mục II: Sinh dưỡng

  1. Dạy con từ thuở bào thai
  2. Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?
  3. “Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng”, tại sao?
  4. Tại sao khi mới đẻ không đặt tên chính?
  5. Tại sao tuổi trong khai sinh không đúng với tuổi thực?
  6. Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào?
  7. Có mấy loại con nuôi?

Mục III: Giao thiệp

  1. Xưng hô như thế nào cho đúng?
  2. Vợ chồng xưng hô với nhau như thế nào?
  3. Cách xưng hô trong họ
  4. Phải chăng “Lời chào cao hơn mâm cỗ”?
  5. “Nhập gia vấn huý” nghĩa là gì?
  6. Ai vái lạy ai?
  7. Đạo thầy trò
  8. “Miếng trầu là đầu câu chuyện?
  9. Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm?
  10. Tại sao gọi là “Tóc thề?”
  11. Màu sắc với truyền thống văn hoá dân tộc
  12. Vì sao có tục bán mở hàng?
    Bán mở hàng thế nào cho đắt khách?

Mục IV: Đạo hiếu

  1. “Đạo hiếu” là gì?
  2. Tục khao lão
  3. Yến lão
  4. Tại sao những năm gần đây có phong trào khôi phục việc họ?
  5. Quan hệ giữa họ hàng và làng xã như thế nào?
  6. “Ruộng hương hoả” có ý nghĩa như thế nào?
  7. Vai trò của tộc trưởng xưa và nay
  8. Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng
  9. “Hợp tự” là gì? Tại sao phải hợp tự.
  10. “Gia phả” là “Gia bảo”, có đúng không?
  11. Một gia phả hoàn chính có những mục gì?

Mục V: Lễ tang

  1. “Thọ mai gia lễ” là gia lễ nước ta hay Trung Quốc?
  2. “Ba cha tám mẹ” là những ai?
  3. “Chúc thư” là gì?
  4. “Cư tang” là gì?
  5. Vì sao có tục “Mũ đai gai chuối và chống gậy”?
  6. “Năm hạng tang phục” là gì?
  7. Cha mẹ có để tang con không?
  8. Tại sao cha mẹ không đưa tang con?
  9. Đám tang trong ngày Tế tính liệu ra sao?
  10. Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang tính sao đây?
  11. Người đi dự đám tang nên như thế nào?
  12. Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?
  13. Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước?
  14. Trong giờ phút thân nhân hấp hối, cần làm gì?
  15. Sau khi thân nhân chết, gia đình cần làm gì?
  16. Tại sao có tục hú hồn trước khi nhập quan?
  17. Chết đã cứng, làm thế  nào để bỏ lọt vào áo quan?
  18. Những vật liệu gì lót vào áo quan?
  19. Tại sao trước khi khâm liệm lại đưa người chết nằm xuống đất?
  20. Sau lễ thành phục, trước khi an tán làm những gì?
  21. Những người điều hành công việc trong lễ tang.
  22. Lễ an táng tiến hành như thế nào?
  23. Hơi lạnh ở xác chết – Cách phòng
  24. Tại sao? Tại sao? Và tại sao?
  25. Hiện tượng “Quỷ nhập tràng”
  26. Lễ “Ba ngày” tính từ ngày nào?
  27. Lễ “Cúng cơm trong trăm ngày” có ý nghĩa gì?
  28. Làm lễ Chung thất và Tốt khốc có chọn ngày không?
  29. Lễ nào là lễ trọng?
  30. Sau khi hết tang làm lễ trừ phục thế nào?
  31. Vì sao có tục đốt vàng mã?
  32. “Chiêu hồn nạp táng” là gì?
  33. “Hình nhân thế mạng” là gì?
  34. Tại sao phải cải táng? Khi nào không nên cải táng?
  35. “Thiên táng” là gì?
  36. “Đất dưỡng thi” là gì?
  37. Tại sao kiêng không đắp mộ trong vòng tang?
  38. Tại sao phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che?
  39. “Ma trơi” hay “Ma chơi”?

Mục VI: Giỗ Tết tế lễ

  1. “Tục bái vật” là gì?
  2. Lễ giỗ cúng vào ngày nào?
  3. Mấy đời tống giỗ?
  4. Chết yểu có cũng giỗ không?
  5. Cúng giỗ và mừng ngày sinh thế nào?
  6. Tết Nguyên Đán có từ  bao giờ?
  7. Ngày Tết có những phong tục gì?
  8. Vì sao kiêng hót rác trong ba ngày Tết?
  9. Tại sao cúng giao thừa ở ngoài trời?
  10. Tại sao có “Tết Hàn Thực?”
  11. Tết Đoan Ngọ có những tục gì?

Mục VII: Vấn đề chọn ngày, giờ

  1. Có ngày tốt hay xấu không?
  2. Xem ngày, kén giờ
  3. Chú giải bài “Xem ngày, kén giờ” của Phan Kế Bính
  4. Thế nào là “Âm dương, ngũ hành?
  5. “Thiên can, địa chi” là gì?
  6. “Lục thập hoa giáp” là gì?
  7. Cách tính ngày tiết, ngày trực và nhị thập bát tú theo dương lịch
  8. Các đổi ngày dương lịch ra ngày can chi
  9. “Giờ hoàng đạo” là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo
  10. Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo?

Xem bài liên quan:

  1. Những điều nên biết về phong tục Việt Nam – Phần 1
  2. Những điều nên biết về phong tục Việt Nam – Phần 2
  3. Những điều nên biết về phong tục Việt Nam – Phần 3
  4. Những điều nên biết về phong tục Việt Nam – Phần 4
Print Friendly, PDF & Email

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -